Thẻ & chuyên mục

FOB là 1 trong 11 điều khoản trong Incoterms 2010. Cùng với CiF thì đây là hai điều khoản được sử dụng nhiều trong vận chuyển thương mại quốc tế. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về FOB là gì và các vấn đề liên đến điều kiện này.
FOB LÀ GÌ

Định nghĩa Fob là gì?

FOB là từ tiếng Anh được viết tắt của cụm từ Free On Board hoặc Freight on Board. Được hiểu là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã giao lên tàu. Nếu hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán. Và sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua.
điều kiện fob

Điều kiện FOB trong ngoại thương.

Điều kiện FOB thường xuyên được sử dụng trong các hợp đồng vận chuyển thương mại quốc tế. FOB là phương thức giao nhận hàng theo đường thủy tại cảng các nước xuất khẩu. Điều kiện FOB là gì trong ngoại thương?

Điều kiện FOB là gì?.

Hàng hóa được xuất nhập khẩu theo giá FOB thì chỉ mua phần giá trị của hàng hóa, mà không mua phần bảo hiểm và vận tải của hàng hóa đó.
Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến. Người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở. Lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB.

Ưu điểm của FOB là gì:

  • ✅ Người bán không cần phải tìm đơn vị vận chuyển (forwarder hay hãng tàu).
  • ✅ Người bán cũng không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá.
  • ✅ Người bán cũng không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng của bạn tại điểm đến.

Nhược điểm của FOB là gì:

  • ❌ Người bán sẽ bị động trong thời gian chuyên chở hàng vì người mua là người book cước điểm đến.
  • ❌ Người bán khó chủ động được giá trên thị trường nếu làm việc với nhiều nhà cũng cấp. Điều đó càng khó kiểm soát khi giá thị trường biến động.

Trách nhiệm của bên mua và bên bán.

Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện giao hàng FOB là gì:

  •         Người bán giao hàng lên tàu. Cung cấp đầy đủ giấy tờ hóa đơn gốc theo hợp đồng vận chuyển.
  •         Bên bán làm thủ tục xuất nhập khẩu và cung cấp giấy phép xuất khẩu cho lô hàng được xuất đi.
  •         Bên bán chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và rủi ro ( nếu có) từ kho hàng đến cảng. Chi phí và rủi ro thuộc hợp đồng này sẽ kết thúc sau khi hàng được giao qua lan can tàu hay hàng được đặt xuống boong tàu, tùy thỏa thuận . Hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hóa trong trường hợp này không bắt buộc đối với người bán
  •         Sau khi hàng được chuyển lên tàu, bên bán không phải chịu rủi ro về hàng hóa nữa.
  •         Bên bán chịu các chi phí khai hải quan và phụ phí phát sinh.
  •         Hàng được vận chuyển lên boong tàu, bên bán phải thông báo cho bên mua.
  •         Người bán cung cấp cho người mua bằng chứng về việc đã giao hàng lên tàu – tức chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra đến cảng đi. Nhiều quốc gia sử dụng và chấp nhận hệ thống EDI – Electronic Data Interchange – hệ thống giúp trao đổi dữ liệu điện tử và kết nối với các doanh nghiệp trên toàn Thế Giới. EDI có thể giúp lưu trữ và trao đổi chứng từ giữa 2 bên mua – bán được nhanh chóng và hiệu quả.
  •         Bên bán chịu trách nhiệm chi phí kiểm tra, cân và đóng gói các mặt hàng đặc biệt.

Nghĩa vụ của người mua trong điều kiện giao hàng FOB là gì:

  •         Bên mua thanh toán tiền hàng theo đúng hợp đồng.
  •         Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nhập cảnh hải quan.
  •         Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.
  •         Chịu chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
  •         Mua bảo hiểm hàng hóa.
  •         Bên mua thông báo với bên bán về hàng hóa đã nhận được.
  •         Kiểm tra hàng hóa. Trong trường hợp phát sinh chi phí hải quan bên mua chịu trách nhiệm.

Cách tính giá Fob trong xuất nhập khẩu.

  • Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước người bán. Giá đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có). Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển. Trong Hợp đồng thương mại cần chỉ rõ ràng và đầy đủ (FOB + Tên cảng xếp hàng).
  • Điều kiện FOB được sử dụng khá nhiều nên đã trở thành thói quen và tập quán thương mại ở nhiều quốc gia. Bài viết này chúng tôi đã cũng cấp nhưng thông tin cơ bản về FOB: FOB là gì, giá FOB,… Qua đây cũng cung cấp cho các bạn về một số định nghĩa cơ bản của logistic.

Tổng kết.

Trên đây tôi đã chia sẻ với các bạn các kinh nghiệm giá FOB. Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nhập khẩu bà ngoại thương.
Như thường lệ tôi thường cập nhật bài viết liên tục, vì vậy tôi rất mong nhận được những góp ý của các bạn để có thể hoàn thiện bài viết được tốt hơn.
Các bạn hãy để lại bình luận chia sẻ những điều cần bổ sung hoặc những chỉnh sửa cần thiết mà các bạn mong muốn nhé.
Trân trọng !

Đăng ký ngay để nhận thông báo
chương trình ưu đãi sớm nhất

Đăng ký ngay
Days
:
Hours

Yêu cầu báo giá

    Giờ làm việc

    8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

    error: Content is protected !!