Thẻ & chuyên mục

Freight forwarder là gì? Còn rất nhiều doanh nghiệp còn thấy xa lạ với dịch vụ này. Chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là dịch vụ giao nhận quốc tế. Thường được viết tắt là Forwarder. Ở bài viết này Đại Dương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Freight forwarder.

Khái niệm Freight forwarder

Freight Forwarder, hay còn gọi tắt là Forwarder… là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (forwarding). Về cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng. Hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn. Sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.

Forwarder đáp ứng đa dạng các tuyến hàng hóa. Bao gồm vận chuyển nội địa từ Bắc vào Nam và quốc tế.

Tại sao cần Freight forwarder?

Các doanh nghiệp sản xuất hàng, mua hàng cũng hoàn toàn có thể tự vận chuyển hàng hóa. Nhưng chi phí rất cao và thủ tục rắc rồi. Bởi vậy các công ty Forwarder logistics giải quyết được khó khăn của doanh nghiệp khi vận chuyển hàng. Có thể thấy được một số lý do cần đến Forwarder như:

  • Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu. Và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
  • Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất. Phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích. Nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.

Chọn freight forwarder như thế nào, những tiêu chuẩn cần thiết?

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Hoặc là đơn vị chuyên nhập hoặc xuất khẩu. Thì việc liên kết với một công ty forwarder rất quan trọng. Nhưng làm sao để lựa chọn được công ty chuyên nghiệp mà không phải là “cò”?

Một số tiêu chí lựa chọn forwarder

Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn.

  • Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng của bạn.
  • Công ty forwarder có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không. Điều này rất hữu ích khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu.
  • Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…
  • Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C

Bạn có thể tham khảo theo tiêu chí trên để tìm được một forwarder phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Các công ty freight forwarder tốt nhất.

Hiện này có rất nhiều công ty forwwarder ở nước ta. Khi bạn muốn hợp tác lâu dài nên tìm hiểu kỹ về các công ty đó. Một số công ty tốt trong lĩnh vực giao nhận hàng ở Việt Nam như: Vinatrans, Vitrannimex, Sotrans,….
Tại thời điểm hiện tại đang có 24 công ty forwarder được đánh giá tốt nhất thế giới. Dưới đây là danh sách các công ty đang được đánh giá cao.
Danh sách 25 nhà giao nhận hàng đầu toàn cầu của A&A Xếp hạng theo:

Tổng Doanh Thu

Rank Provider Gross Revenue (US$ Millions)*
1 DHL Supply Chain & Global Forwarding 27,302
2 Kuehne + Nagel 25,875
3 DB Schenker 19,349
4 DSV 14,355
5 Sinotrans 11,200
6 Expeditors 8,175
7 Nippon Express 19,953
8 CEVA Logistics 7,124
9 UPS Supply Chain Solutions 9,302
10 C.H. Robinson 14,630
11 Kerry Logistics 5,274
12 Bollore Logistics 5,180
13 GEODIS 6,379
14 Hellmann Worldwide Logistics 2,974
15 Kintetsu World Express 5,067
16 Agility 4,122
17 Yusen Logistics/NYK Logistics 4,410
18 DACHSER 7,400
19 Hitachi Transport System 6,472
20 Toll Group 6,260
21 Logwin 1,280
22 CJ Logistics 7,173
23 Mainfreight 2,082
24 XPO Logistics 12,144

Doanh Thu Đường Biển

Rank Provider Ocean (TEUs)
Rank DHL Supply Chain & Global Forwarding 3,207,000
1 Kuehne + Nagel 4,861,000
2 DB Schenker 2,294,000
3 DSV 1,907,126
4 Sinotrans 3,770,000
5 Expeditors 1,125,137
6 Nippon Express 703,061
7 CEVA Logistics 1,050,000
8 UPS Supply Chain Solutions 620,000
9 C.H. Robinson 1,000,000
10 Kerry Logistics 1,250,038
11 Bollore Logistics 839,000
12 GEODIS 866,631
13 Hellmann Worldwide Logistics 955,800
14 Kintetsu World Express 644,464
15 Agility 740,000
16 Yusen Logistics/NYK Logistics 775,000
17 DACHSER 520,000**
18 Hitachi Transport System 538,000
19 Damco/Maersk Logistics 577,084
20 Toll Group 527,200
21 Logwin 690,000
22 CJ Logistics 309,851
23 Mainfreight 337,504
24 XPO Logistics 127,200

Doanh Thu Đường Bay

Rank DHL Supply Chain & Global Forwarding 2,051,000
1 Kuehne + Nagel 1,643,000
2 DB Schenker 1,186,000
3 DSV 1,071,266
4 Sinotrans 502,000
5 Expeditors 955,391
6 Nippon Express 752,942
7 CEVA Logistics 416,000
8 UPS Supply Chain Solutions 965,700
9 C.H. Robinson 210,000
10 Kerry Logistics 409,408
11 Bollore Logistics 634,000
12 GEODIS 308,173
13 Hellmann Worldwide Logistics 586,670
14 Kintetsu World Express 566,814
15 Agility 415,000
16 Yusen Logistics/NYK Logistics 335,000
17 DACHSER 330,000
18 Hitachi Transport System 260,000
19 Damco/Maersk Logistics 158,405
20 Toll Group 111,600
21 Logwin 180,000
22 CJ Logistics 43,954
23 Mainfreight 126,071
24 XPO Logistics 70,200

*Revenues and volumes are company reported or Armstrong & Associates, Inc. estimates. Revenues have been converted to US$ using the average annual exchange rate in order to make non-currency related growth comparisons. Freight forwarders are ranked using a combined overall average based on their individual rankings for gross revenue, ocean TEUs and air metric tons.
**Includes LCL shipments.
(updated July 23, 2020)

Freight forwarder làm những gì?

Công việc của công ty forwarder là làm những việc đặc trưng như sau:

  • Bán hàng (sales). Nghề này khá “hot” và được trao đổi nhiều trên các diễn đàn liên quan đến giao nhận vận tải.
  • Chăm sóc khách hàng (customer service).
  • Chứng từ (documentation).
  • Khai thác (operation).
  • Thông quan (customs clerance).
  • Quản lý vận tải bộ (trucking operation).

Những công việc nêu trên đều có những yêu cầu chuyên biệt riêng. Mặc dù vậy, những người làm nghề giao nhận vận tải đều cần tìm hiểu một số lĩnh như:

  • Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot…
  • Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C…
  • Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…

Lợi ích của Freight forwarder là gì?

Vai trò của  của các công ty dịch vụ freight forwarder đóng vai trò quan trọng với những lý do như sau:

  • Khách hàng nhỏ, lẻ không dễ tiếp cận với các hãng tàu, hãng vận tải lớn, vì vậy bên trung gian là freight forwarder sẽ giúp họ kết nối.
  • Các freight forwarder sẽ giúp tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất. Hãng vận tải phù hợp với tuyến đường tốt nhất.  Và cũng ghép nhiều chuyến hàng cùng giao tới cùng địa điểm, như thế chi phí sẽ tối ưu nhất cho chủ hàng.

Ngoài ra , các công ty forwarder  còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ phụ trợ khác như:

  • Làm thủ tục thông quan, hoàn tất hồ sơ thông quan, nộp thuế xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí đi lại, quy trình, thời gian thông quan cho chủ hàng.
  • Các vấn đề liên qua về chứng từ, vận đơn(B/L), giấy chứng nhận xuất xứ(C/O), giấy phép xuất nhập khẩu,
  • Quản lý hàng tồn kho, logistics và chuỗi cung ứng.

Tổng kết Freight forwarder

Freight forwarder là gì?  Thì qua các nội dung ở trên Công Ty Đại Dương đã giúp bạn hiểu hơn về dịch vụ này. Với kinh nghiệm lâu năm làm forwarder chúng tôi đang mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Từ doanh nghiệp hay khách hàng nhỏ lẻ đều có thể tâm khi sử dụng dịch vụ của tôi. Liên hệ để được Đại Dương tư vấn chi tiết.

Đăng ký ngay để nhận thông báo
chương trình ưu đãi sớm nhất

Đăng ký ngay
Days
:
Hours

Yêu cầu báo giá

    Giờ làm việc

    8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

    error: Content is protected !!