Thẻ & chuyên mục
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đâu đó thuật ngữ “hợp đồng ngoại thương” nhưng chưa hiểu rõ nó là gì và thực sự có ý nghĩa như thế nào? Vậy thì những chia sẻ sau đây của Xuất nhập khẩu Đại Dương chắc chắn sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ. Cũng như những điều khoản và vai trò của hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu. Hãy cùng theo dõi nhé!
Contents
Hợp đồng ngoại thương là gì?
Đây là một hợp đồng (văn bản thỏa thuận) chính thức giữa người bán và người mua về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương). Trong đó sẽ chứa những điều khoản, thỏa thuận và điều kiện quy định phải có chữ ký xác nhận của cả 2 bên. Hơn nữa, hợp đồng này là một chứng từ bắt buộc phải nộp trong bộ hồ sơ trình Hải Quan.
Trong luật thương mại Việt Nam năm 1997 cũng định nghĩa thuật ngữ này như sau: “Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. |
Trong xuất nhập khẩu thì hợp đồng xác định vai trò và trách nhiệm của 2 bên như sau:
- Bên bán hàng (nhà xuất khẩu): giao hàng đúng số lượng và chất lượng cho bên mua;
- Bên mua hàng (nhà nhập khẩu): thanh toán cho bên bán để nhận hàng.
Nguyên tắc của hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng thương mại là một văn bản có giá trị pháp lý vượt qua ranh giới của một quốc gia và vươn ra ngoài quốc tế. Do đó, hợp đồng mua bán ngoại thường quy định chi tiết, cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ giữa đôi bên tham gia. Những quy định này giúp đảm bảo thông tin liên quan được rõ ràng, chính xác, công bằng. Từ đó, giảm thiểu, tránh tối đa trường hợp cạnh tranh về quyền lợi giữa các đối tác với nhau. Để đảm bảo văn bản pháp lý này, các bên tham gia cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Đối với bên bán
- ❌Nghĩa vụ là giao hàng; giao tài liệu cho các nhà nhập khẩu; và chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
- ❌Đặc biệt, giao hàng phải đúng số lượng và chất lượng.
- ❌Đối với nghĩa vụ của người mua, nghĩa vụ lớn nhất là thanh toán tiền hàng.
Đối với bên mua
- ❌Nghĩa vụ là nhận hàng và kiểm tra hàng hóa.
- ❌Đối với quyền của các bên, các bên có quyền tuyên bố hủy hợp đồng.
- ❌Riêng đối với người mua, người mua có quyền khiếu nại về hàng hóa. Trong trường hợp người bán giao hàng không theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
Vai trò của hợp đồng ngoại thương
Như trên ta thấy được tầm quan trọng của những hợp đồng thương mại trong xuất nhập khẩu. Vậy vai trò thực sự của chứng từ này trong việc trao đổi hàng hóa giao thương giữa các bên trên toàn thế giới là gì?
|
Rào cản của hợp đồng ngoại thương đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hợp đồng thương mại mang lại cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp và quốc gia trên thế giới. Ngược lại, nó cũng là một ràn cản không hề nhỏ đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy cùng Đại Dương tìm hiểu chi tiết về những rào cản pháp lý của hợp đồng mua bán ngoại thương với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhé!
Rào cản lớn đầu tiên phải vượt qua đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh ở nước ngoài là hai nước có thể có các luật pháp khác nhau. Mỗi doanh nghiệp giao dịch với một công ty ở một quốc gia khác nhau theo truyền thống đều thấy thuận lợi khi luật pháp trong nước của họ chi phối hợp đồng, thường dẫn đến xung đột.
Để khắc phục điều này, Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (CISG) đã tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế cho việc bán hàng xuyên biên giới. Nó cung cấp một khuôn khổ cho các hợp đồng thương mại quốc tế, đòi hỏi chi tiết cụ thể và sự chấp nhận chào hàng từ cả hai phía, kỳ vọng cho cả người bán và người mua và mô tả về thời điểm rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Hợp đồng thương mại quốc tế giữa hai bên tại các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sẽ tự động thuộc khuôn khổ CISG trừ khi hai bên có thỏa thuận khác. Cho đến nay, 89 quốc gia đã phê chuẩn khuôn khổ; các ngoại lệ chính là Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông và Vương quốc Anh.
Hiểu đúng về các quy định trong hợp đồng ngoại thương
Một trong những rào cản thứ 2 đó là hiểu đúng những điều khoản trong hợp đồng thương mại. Vì lẽ, ngôn ngữ quy chuẩn chung trong hợp đồng được sử dụng là tiếng Anh. Tuy nhiên sau đó nó được dịch và hiểu ra nhiều ngôn ngữ quốc gia khác. Chính vì vậy cần quy chuẩn hóa các điều khoản cụ thể trong hợp đồng ngoại thương. Điều này, giúp giảm thiểu tối đa khả năng giải thích sai nội dung trong đó.
Những điều khoản này càng chi tiết thì càng giảm thiểu được những tranh chấp không mong muốn. Đồng thời cũng là yếu tố quan trọng ràng buộc về mặt pháp lý và có giá trị pháp lý.
Xem thêm: Thủ Tục Hải Quan, Quy Định Mới Và Những Vấn Đề Chú Ý
Lợi ích của hợp đồng ngoại thương mang lại
Đời sống kinh tế ngày càng cao thì nhu cầu hội nhập quốc tế cũng phải được nâng cao hơn. Bởi lẽ các quốc gia sẽ không thể phát triển, không thể theo kịp sự phát triển của thế giới. Hoặc có nguy cơ sẽ bị tụt hậu nếu bị thực hiện chính sách cô lập. Mọi quốc gia đều ý thức được giá trị to lớn, quan trọng của hội nhập kinh tế toàn cầu. Và đặc biệt là các quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế đang ngày càng phát triển sâu rộng. Do đó, hợp đồng mua bán ngoại thương đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia.
Những lợi ích đó không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là lợi ích về văn hóa, xã hội, học hỏi về khoa học kỹ thuật,… Với sự trợ giúp của các kỹ thuật sản xuất hiện đại, giao thông tiên tiến, các tập đoàn xuyên quốc gia, gia công sản xuất và dịch vụ. Và công nghiệp hóa nhanh, thương mại quốc tế đang phát triển rất nhanh. Thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Có được điều đó, chính nhờ nhiều lợi ích mà nó mang lại cho các quốc gia trên toàn cầu. |
Hợp đồng ngoại thương giúp:
- ✅Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước;
- ✅Tận dụng lợi thế của công nghệ thương mại quốc tế;
- ✅Mở rộng tiềm năng bán hàng của các sản phẩm hiện có;
- ✅Duy trì khả năng cạnh tranh chi phí tại thị trường trong nước;
- ✅Tăng cường tiềm năng mở rộng kinh doanh;
- ✅Giành thị phần toàn cầu;
- ✅Giảm sự phụ thuộc vào thị trường hiện tại;
Tổng kết
Có thể nói, hợp đồng ngoại thương có vai trò quan trọng trong phát triển và thúc đẩy kinh tế. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu thêm về thuật ngữ này. Đồng thời, nắm rõ được những vấn đề liên quan tới hợp đồng thương mại. Hãy thường xuyên truy cập website/fanpage của Đại Dương để cập nhật những thông tin hữu ích về xuất nhập khẩu.
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
26 Tháng chín, 2024
31 Tháng tám, 2024
05 Tháng bảy, 2024
17 Tháng sáu, 2024