Thẻ & chuyên mục

Đổi đơn vị luôn là điều cực kỳ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Bởi đơn vị tính liên quan trực tiếp tới phí vận chuyển, các loại thuế phí xuất nhập khẩu. Vậy làm sao để nhớ nhanh cách chuyển đổi? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Tại sao cần chuyển đổi đơn vị trong xuất nhập khẩu?
Thông thường, hàng hóa trên giấy phép xuất nhập khẩu thì được tính theo thực tế và thông lệ hàng hóa. Tuy nhiên, trong quy định về đơn vị tính của danh mục xuất nhập khẩu thì không có đơn vị tính như vậy. Điều này vừa gây ra khó khăn đối với đơn vị Hải quan trong việc kiểm soát số lượng. Cũng khi các Doanh nghiệp cơ quan tính tiền thuế cho các hàng hóa này. Điều này tạo ra trở ngại cho các đơn vị doanh nghiệp/ chủ thể kinh doanh trong xuất nhập khẩu.

Khai báo đơn vị tính phải đúng theo tính chất hàng hóa. Đồng thời đúng với danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam quy định và giấy phép nhập khẩu. Nếu không sẽ là trở ngại cho việc theo dõi dự trù hàng hóa nhập khẩu của Hải quan. Cũng như gây mất thời gian của Doanh nghiệp.

Do đó, các cần biết chuyển đổi để việc khai báo hải quan, tính thuế phí. Cũng như việc theo dõi của các cơ quan Hải quan dễ dàng và đồng nhất hơn.

Mẹo nhớ chuyển đổi đơn vị nhanh

Các đơn vị chủ yếu trong xuất nhập khẩu:

Đổi đơn vị đo khối lượng

Theo Điều 13 Thông tư 52/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/8/2020) quy định đơn vị tính lượng trong thống kê xuất nhập khẩu như sau:
1. Đơn vị tính lượng theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu thống kê theo quy tắc sau:
a) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính lượng được quy đổi về tấn như sau:
a.1) Hàng hóa khai báo là tấn: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;
a.2) Hàng hóa khai báo là kilogram (kg), gramme (gr), tạ, pound, lbs quy đổi về tấn;
[/cmsmasters_text][cmsmasters_text animation_delay=”0″]
a.3) Hàng hóa khai báo là đơn vị tính khác đơn vị tính thuộc điểm a.1) và a.2) nhưng thuộc tờ khai hải quan chỉ có 1 dòng hàng thì sử dụng trọng lượng tổng trên tờ khai để quy đổi về tấn;
a.4) Hàng hóa không thuộc các điểm a.1), a.2) và a.3) nêu trên được quy đổi dựa trên đơn giá của hàng hóa đã được quy đổi tương tự có cùng mã hàng, cùng thị trường của thời điểm gần nhất.
b) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính cái, chiếc: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận.

Đơn vị đo thể tích

Quy đổi các đơn vị thể tích (theo centimet khối) của lô hàng theo một công thức được IATA – Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế quy định thì công thức chuyển đổi là:
Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000.
Ngoài ra, công thức tính khối lượng thể tích còn được quy ước riêng với những đơn vị chuyển phát nhanh. Cụ thể họ sẽ chuyển đổi như sau:
Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao / 5000.

Đơn vị nhiệt độ

Celsius, Fahrenheit, và Kelvin chính là 3 đơn vị đo nhiệt độ, và công thức chuyển đổi như sau:

Celsius – Fahrenheit ° F = 9/5 ( ° C) + 32
Kelvin – Fahrenheit ° F = 9/5 (K – 273) + 32
Fahrenheit – Celsius ° C = 5/9 (° F – 32)
Celsius – Kelvin ° K = ° C + 273
Kelvin – Celsius ° C = K – 273
Fahrenheit – Kelvin ° K = 5/9 (° F – 32) + 273

 

Tổng Kết

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hình dung được tầm quan trọng của đổi đơn vị trong xuất nhập khẩu là như thế nào rồi đúng không? Ngoài ra, Đại Dương cũng đã đưa ra một vài mẹo nhỏ hy vọng giúp ích cho quý bạn đọc.

Đăng ký ngay để nhận thông báo
chương trình ưu đãi sớm nhất

Đăng ký ngay
Days
:
Hours

Yêu cầu báo giá

    Giờ làm việc

    8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

    error: Content is protected !!