Thẻ & chuyên mục
Hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương giữa các nước trở thành yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, dù là xuất hay nhập khẩu hàng hóa thì cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà Nhà nước và Pháp luật đã đề ra. Mọi hành vi vô tình hay cố ý vi phạm đều sẽ bị cưỡng chế và áp theo những khung hình phạt tương ứng. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm rõ hơn các danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam để tránh các lỗi có thể vi phạm pháp luật mà Nhập khẩu Trung Quốc cung cấp đến bạn.
Contents
- Danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu khẩu vào Việt Nam
- Vũ khí, vật liệu nổ hoặc đạn dược là mặt hàng cấm nhập khẩu
- Các loại pháo
- Hóa chất theo quy định
- Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, vật tư và những phương tiện đã qua sử dụng cũng là mặt hàng cấm nhập khẩu
- Xuất bản phẩm phổ biến lưu hành tại Việt Nam
- Phương tiện giao thông vận tải có tay lái bên phải là mặt hàng cấm nhập khẩu
- Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam
- Mẫu động vật, thực vật hoang dã quý hiếm
- Phế liệu, phế thải làm lạnh dùng C.F.C
- Sản phẩm và vật liệu chứa amiang nhóm amphibole
- Kết luận
Danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu khẩu vào Việt Nam
Dưới đây là danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam dưới mọi mục đích và hình thức. Do đó, trong quá trình kinh doanh các cá nhân, doanh nghiệp cần ghi nhớ rõ để tránh mắc phải các hành vi vi phạm pháp luật và những rắc rối liên quan.
Vũ khí, vật liệu nổ hoặc đạn dược là mặt hàng cấm nhập khẩu
Các loại vũ khí, đạn dược, trang thiết bị quân sự và các vật liệu dễ gây ra tình trạng cháy nổ đều bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Trừ những vật liệu nổ công nghiệp được quy định thì việc nhập khẩu bất cứ loại vật liệu nào nằm trong danh mục trên đều vi phạm pháp luật. Tất cả đều được trình bày cụ thể, chi tiết và thuộc diện quản lý của Bộ quốc phòng, có ban hành kèm theo Thông tư số 173/2018/TT-BQP ngày 31/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Các loại pháo
Các loại pháo, đèn trời, các thiết bị có tác dụng xấu và gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông cũng không được phép nhập vào Việt Nam. Ngoại trừ pháo hiệu an toàn hàng hải được nhập và sử dụng theo hướng dẫn trực tiếp của Bộ Giao thông vận tải, tất cả các loại được liệt kê trong danh mục trên đều bị cấm.
Hóa chất theo quy định
Hóa chất Bảng 1 theo Công ước
Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học dưới mọi hình thức theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP đều bị cấm nhập ở Bảng 1. Những hóa chất bị cấm tuyệt đối không được nhập vào Việt Nam sử dụng cho bất kỳ mục đích và hình thức nào.
Hóa chất liệt kê trong Phụ lục III Công ước Rotterdam
Trong Phụ lục III Công ước Rotterdam, Nhà nước quy định cấm tuyệt đối hành vi nhập khẩu mọi loại hóa chất được liệt kê vào thị trường Việt Nam.
Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, vật tư và những phương tiện đã qua sử dụng cũng là mặt hàng cấm nhập khẩu
Các loại hàng tiêu dùng, hay thiết bị phục vụ cho mục đích y tế, kể cả các phương tiện đã qua sử dụng đều hoàn toàn không được nhập khẩu theo quy định.
Bên cạnh đó, không thể vắng mặt trong danh sách các lọai hàng hóa bị cấm nhập khẩu về Việt Nam, những sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng cũng nằm trong danh sách cấm.
Xuất bản phẩm phổ biến lưu hành tại Việt Nam
- Các loại tem bưu chính bị cấm tuyệt đối hành vi kinh doanh, trưng bày, hay trao đổi, tuyên truyền tại Việt Nam theo những quy định mà Luật Bưu chính đã đề ra.
- Tất cả thiết bị có ứng dụng sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện không đảm bảo phù hợp với những quy hoạch tần số vô tuyến điện, hay quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được nhà nước quy định.
Phương tiện giao thông vận tải có tay lái bên phải là mặt hàng cấm nhập khẩu
Những phương tiện vận tải có thiết kế tay lái nằm về phía bên phải, kể cả đã được tháo rời hay nguyên kiện đã chuyển đổi tay lái đều không được chấp nhận. Việc này trái với đặc điểm giao thông được quy định tại Việt Nam. Ngoại trừ một số phương tiện có tính chuyên dụng được thiết kế tay lái bên phải, phạm vi sử dụng hẹp, không tham gia giao thông. Quy định được áp dụng toàn dân dựa trên Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT.
Ngoài ra, các loại ô tô, hay phương tiện xe 4 bánh có gắn động cơ với bộ linh kiện lắp ráp bị đục sửa, tẩy xóa, hay đóng lại số khung, số động cơ cũng hoàn toàn bị cấm nhập khẩu theo Thông tư số 13/2015TT-BGTVT.
Điều này cũng tương tự đối với các loại xe máy, mô tô chuyên dùng, hay xe gắn máy đã bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số máy, số khung cũng không được phép nhập về sử dụng.
Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam
Các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm theo quy định cấm không được nhập khẩu. Quy định dựa trên Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT được nhà nước ban hành và áp dụng, yêu cầu tuân thủ chặt chẻ.
Mẫu động vật, thực vật hoang dã quý hiếm
- Các mẫu, tiêu bản động vật, thực vật quý hiếm, hoang dã nằm trong Phụ lục I thuộc Công ước quốc tế về việc buôn bán các thực vật, động vật hoang dã nguy cấp – CITES có nguồn gốc tự nhiên bị cấm nhập khẩu phục vụ cho mục đích thương mại.
- Các mẫu vật, sản phẩm được chế tác từ tê giác trắng, voi châu phi, tê giác đen bị cấm tuyệt đối.
Phế liệu, phế thải làm lạnh dùng C.F.C
Với các loại phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C có tác động xấu bị cấm nhập khẩu áp dụng theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT và Thông tư số 15/2006/TT-BTNMT. Mọi hoạt động nhập khẩu, buôn bán đều là vi phạm pháp luật.
Sản phẩm và vật liệu chứa amiang nhóm amphibole
Mọi hành vi nhập khẩu các sản phẩm và vật liệu có chứa amiang và thuộc nhóm amphibole đều bị cấm, áp dụng dựa theo Thông tư số 25/2016/TT-BXD đã được ban hành.
Kết luận
Trước khi kinh doanh bất kì loại hàng hóa nào, ở bất cứ đâu, cần phải tìm hiểu về tính hợp pháp của chúng so với pháp luật hiện hành. Việc làm trái hay tìm hiểu không kỹ dễ kéo theo những rắc rối về mặt quy định pháp luật. Dưới đây là hình thức cũng như mức phạt mà bạn nên nắm để tránh mắc phải.
Mức phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm phải chịu, được ban hành và áp dụng toàn dân:
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng, áp dụng khung hình phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, áp dụng khung hình phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng, áp dụng khung hình phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, áp dụng khung hình phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
- Đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên, áp dụng khung hình phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng
- Cưỡng chế tiêu hủy bắt buộc tang vật vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
- Bắt buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm.
- Cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trái pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được và cung cấp đến bạn. Hy vong thông qua bài biết này có thể giúp bạn củng cố thêm kiến thức về nhập khẩu để có cái nhìn tổng quát hơn.
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
19 Tháng mười một, 2024
26 Tháng chín, 2024
05 Tháng bảy, 2024
17 Tháng sáu, 2024