
Đại Dương Xuất Nhập Khẩu
Phối hợp các bộ, ngành thực hiện cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm
Phương Pháp Vận Chuyển Số 1 VN


Quyết định 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, theo đó mô hình mới về kiểm tra chất lượng rõ cả về phương thức kiểm tra, cơ quan kiểm tra.

Áp dụng ba phương thức kiểm tra giảm dần
Theo Quyết định mới ban hành, hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo mô hình mới được thực hiện tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc cơ quan Hải quan theo lựa chọn của tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp thực hiện tại cơ quan Hải quan, cơ quan Hải quan giải quyết đồng thời thủ tục hải quan và thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Mô hình mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng được thực hiện theo 3 phương thức: phương thức kiểm tra chặt; phương thức kiểm tra thông thường; phương thức kiểm tra giảm. Trong đó, phương thức kiểm tra chặt được áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: hàng hóa chưa có chứng nhận hợp quy; hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó; hàng hóa không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có); có cảnh báo của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Đối với phương thức kiểm tra thông thường được áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: hàng hóa đã có chứng nhận hợp quy; hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt.
Đối với phương thức kiểm tra giảm áp dụng đối với hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường.
Việc áp dụng phương thức kiểm tra và chuyển đổi phương thức kiểm tra (từ chặt sang thông thường, từ thông thường sang giảm) áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, không phân biệt nhà nhập khẩu. Việc chuyển đổi phương thức kiểm tra được áp dụng trong thời hạn nhất định.
Về cơ quan kiểm tra, Quyết định 38 quy định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng được thực hiện kiểm tra chất lượng tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực và cơ quan Hải quan.
Theo đó, bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt và kiểm tra thông thường. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra chặt, bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục gồm: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng; đề nghị tổ chức chứng nhận/giám định hoặc các đơn vị, tổ chức của cơ quan Hải quan được các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định thực hiện chứng nhận/giám định (cơ quan/tổ chức này do doanh nghiệp lựa chọn và thông báo cho bộ quản lý ngành, lĩnh vực); kiểm tra chứng nhận hợp quy/kết quả giám định; ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng; chuyển kết quả kiểm tra chất lượng cho cơ quan Hải quan để thông quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng; kiểm tra chứng nhận hợp quy/kết quả giám định; ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng; chuyển kết quả kiểm tra chất lượng cho cơ quan Hải quan để thông quan.
Nếu cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra, đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra chặt, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kèm hồ sơ hải quan; đề nghị tổ chức chứng nhận/giám định hoặc các đơn vị, tổ chức của cơ quan Hải quan được các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định thực hiện chứng nhận/giám định (cơ quan/tổ chức này do doanh nghiệp lựa chọn và thông báo cho cơ quan Hải quan); kiểm tra chứng nhận hợp quy/kết quả giám định; ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng và thông quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục gồm: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kèm hồ sơ hải quan; kiểm tra chứng nhận hợp quy/kết quả giám định; ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng và thông quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra giảm, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kèm hồ sơ hải quan; kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 12 tháng và ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng và thông quan.
Cắt giảm thủ tục khi thực hiện tại cơ quan Hải quan
Về trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu đã có chứng nhận hợp quy (phương thức kiểm tra thông thường) do cơ quan Hải quan thực hiện cắt giảm hai bước thủ tục so với bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện gồm: Thủ tục doanh nghiệp nhận thông báo kết quả kiểm tra chất lượng từ bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Thủ tục doanh nghiệp nộp kết quả kiểm tra chất lượng do bộ quản lý ngành, lĩnh vực cấp cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu.
Theo mô hình mới, doanh nghiệp chỉ phải đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan Hải quan và thông quan hàng hóa nếu hàng hóa đạt chất lượng. Doanh nghiệp không phải đi lại giữa cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan Hải quan, từ đó giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Về trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu chưa có chứng nhận hợp quy (phương thức kiểm tra chặt) do cơ quan Hải quan thực hiện cắt giảm ba bước thủ tục so với bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện, cụ thể: Thủ tục doanh nghiệp nộp kết quả chứng nhận hợp quy/giám định cho cơ quan kiểm tra chất lượng để kiểm tra lại; Thủ tục doanh nghiệp nhận thông báo kết quả kiểm tra chất lượng từ bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Thủ tục doanh nghiệp nộp kết quả kiểm tra chất lượng do bộ quản lý ngành, lĩnh vực cấp cho cơ quan hải quan để làm thủ tục nhập khẩu.
Theo mô hình mới, doanh nghiệp chỉ phải đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan Hải quan, lựa chọn tổ chức giám định, và thông báo cho cơ quan Hải quan, thông quan hàng hóa nếu hàng hóa đạt chất lượng. Doanh nghiệp không phải đi lại giữa cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan Hải quan, từ đó giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Nguồn : https://haiquanonline.com.vn

LC là gì trong ngoại thương ?
Lc là gì trong ngoại thương được rất nhiều bạn mới tìm hiểu về xuất nhập khẩu thắc mắc. Vậy trong bài này công ty Đại Dương sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về LC nhé.

[ Thông báo ] Hướng dẫn khai báo SL1, SL2 trên tờ khai
Mục lụcĐại Dương Xuất Nhập KhẩuPhối hợp các bộ, ngành thực hiện cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩmPhương Pháp

Hải quan hành động thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ
Mục lụcĐại Dương Xuất Nhập KhẩuPhối hợp các bộ, ngành thực hiện cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩmPhương Pháp

Tăng cường kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá XNK
Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn bổ sung về việc tăng cường kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá đối với hàng hoá XNK …

Dịch Vụ Vận Tải Biển Quốc Tế Xuất Nhập Khẩu Đại Dương
Các phương thức vận chuyển hàng nước ngoài về Việt Nam. Chính là vấn đề được cá nhân/chủ thể kinh doanh quan tâm nhiều. Và dịch vụ vận tải biển quốc tế là một trong 3 loại hình vận chuyển hàng hóa nước ngoài được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Vậy cụ thể dịch vụ này như thế nào? Có gì nổi bật?. Và nên lựa chọn dịch vụ vận chuyển đường biển quốc tế của đơn vị nào để đảm bảo?. Hãy cùng giải đáp qua bài viết sau nhé!

Nên Nhập Khẩu Chính Ngạch hay Tiểu Ngạch
Nhập khẩu chính ngạch đối với Khách Hàng kinh doanh, giao dịch là một khái niệm không cũ cũng không mới. Có hai cách nhập hàng chủ yếu là nhập khẩu Chính Ngạch và nhập khẩu Tiểu ngạch. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn hai vấn đề trên, ưu điểm – nhược điểm của hai phương pháp. Đại Dương sẽ đưa cho các bạn lời khuyên về phương án nhập hàng xuất nhập khẩu an toàn và đảm bảo nhất.

Chính phủ thống nhất miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính về việc miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.