Thẻ & chuyên mục
Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa là điều bắt buộc, được áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
Với bất kỳ loại hàng hóa nhập khẩu nào, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo chất lượng đạt chuẩn để được phép lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, quy trình này lại rất phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định và chính sách cụ thể.
Trong bài viết này, Đại Dương sẽ cung cấp thêm những thông tin chi tiết về quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu để giúp việc kinh doanh của bạn dễ dàng hơn!
Contents
1. Tại sao phải kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu?
Ngày nay, hoạt động hội nhập kinh tế giữa các quốc gia được xúc tiến mạnh mẽ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đứng trước nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng lớn và đa dạng thì hoạt động nhập khẩu cũng ngày càng được chú trọng. Mọi hàng hóa khi được nhập khẩu về Việt Nam đều sẽ phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Hãy cùng Đại Dương tìm hiểu lý do tại sao nhé!
- Theo quy định của Nhà Nước, kiểm tra chất lượng là quy trình bắt buộc trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa mà mọi doanh nghiệp đều phải tuân thủ.
- Việc kiểm tra chất lượng góp phần đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn để lưu hành trên thị trường, giữ an toàn cho người tiêu dùng.
- Trong quá trình vận chuyển, sẽ không tránh khỏi việc gặp những rủi ro không đáng có. Vì vậy, quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa là cơ hội để doanh nghiệp nhập khẩu kịp thời phát hiện những rủi ro đó và kịp thời xử lý.
- Vượt qua được khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ khẳng định được chất lượng hàng hóa với người tiêu dùng. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh của mình trên thị trường.
- Hàng hóa của bạn sẽ được cấp đầy đủ các giấy tờ sau khi trải qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Điều này giúp giảm thiểu tối đa những tranh chấp về pháp lý, các thủ tục bảo hiểm cùng các khoản chi phí liên quan khác.
2. Điều kiện để hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam
Mỗi loại hàng hóa lại có những đặc tính, cách thức kiểm tra chất lượng khác nhau. Chỉ khi lô hàng của bạn đáp ứng được đủ các yếu tố này, chúng mới được phép lưu hành, buôn bán trên thị trường. Vậy những điều kiện đó là gì? Hãy cùng Đại Dương tìm hiểu ngay sau đây:
- Hàng hóa nhập khẩu trước tiên phải có giấy chứng nhận chất lượng từ quốc gia sản xuất (CO FORM E).
- Để thành công bước vào thị trường Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng đúng các tiêu chí về tiêu chuẩn, quy cách đóng gói. Điều kiện này nhằm đảm bảo hàng hóa có đầy đủ thông tin, tem nhãn từ nhà sản xuất. Đồng thời nếu như quy cách đóng gói hàng hóa đạt chuẩn thì sẽ giảm thiểu được rủi ro trong quá trình vận chuyển, tránh việc hư hại trước khi về tay doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo nộp đầy đủ các loại thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Bên cạnh các loại hàng quốc cấm thì còn có một số sản phẩm chỉ được nhập khẩu bởi các công ty đã có giấy phép nhập khẩu chuyên dụng. Một số hàng hóa nhập khẩu chính ngạch như vậy có thể kể đến như thuốc, kính áp tròng, thực phẩm chức năng…
3. Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
Kiểm tra chuyên ngành là hình thức kiểm tra thực tế các mẫu hàng hóa được xuất nhập khẩu, nhằm đánh giá xem hàng hóa đó có đạt chuẩn về hình thức, yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành hay không. Nếu hàng hóa của bạn không thuộc diện cần phải kiểm tra chuyên ngành thì có thể tiếp tục làm thủ tục hải quan như bình thường. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, hồ sơ, chi phí liên quan để phục vụ cho công tác hải quan.
Hiện nay, chưa có bất cứ danh mục nào tổng hợp đầy đủ những mặt hàng cần được kiểm tra chuyên ngành. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phải sàng lọc kỹ qua từng quy định của bộ. Dưới đây Đại Dương đã tổng hợp một số quy định đã ban hành về kiểm tra chuyên ngành mà bạn có thể tham khảo:
Thông tư:
- Thông tư 30/2015/TT-BYT Danh mục Thiết bị Y tế cần Kiểm tra nhà nước về chất lượng.
- Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, có quy định Danh Mục các sản phẩm thép phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
- Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 và trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quyết Định:
- Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY, ban hành bảng mã số HS của danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.
- Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 ban hành Bảng mã HS của danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn phải kiểm dịch.
- Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày 03/12/2014, công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
- Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 16/06/2017 về Danh mục hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định 2711/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2022 về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa Học Công Nghệ.
Công văn:
- Công văn 613/CB-CD-BNNPTNT ngày 08/07/2016 về danh sách mặt hàng máy móc nông nghiệp phải Kiểm tra Chất lượng Nhà nước khi nhập khẩu.
4. Thủ tục – quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Tại khoản 1 Điều 35 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục như sau:
-
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu. Bao gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan và danh mục hàng hóa kèm theo Hợp Đồng.
-
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.
-
Bước 3: Tiến hành kiểm tra
Kiểm tra theo nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.
-
Bước 4: Thông báo kết quả
Trả kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan.
-
Bước 5: Xử lý vi phạm
Trường hợp hàng hóa nhập không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của bộ Luật hiện hành.
Trên đây là những chia sẻ của Đại Dương về quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan
>>> Cách tra cứu thông tin tờ khai hải quan điện tử
>>> CIC là phí gì?
>>> VGM là gì? Vai trò của VGM trong xuất nhập khẩu
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
31 Tháng Tám, 2024
05 Tháng Bảy, 2024
17 Tháng Sáu, 2024
22 Tháng Năm, 2024