Thẻ & chuyên mục

Dịch bệnh Covid 19 và bối cảnh Đất Nước

Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều thị trường khác. Những thị trường này nằm ngoài khả năng dự đoán của chúng ta. Đều là những biến số và thay đổi liên tục. Đòi hỏi chúng ta có chiến lược dài hạn cũng như những sách lược mang tính ngắn hạn. Với quyết tâm, định hướng rõ ràng.

Với nguyên tắc phòng chống dịch là mục tiêu trên hết và là mục tiêu thường trực. Các hoạt động kinh tế có thể được dần nối lại một cách an toàn. Dịch bệnh Covid 19 là 1 thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế non trẻ đang trong thời kỳ phát triển.

Thách thức của nền kinh tế trong dịch bệnh Covid 19.

Bên cạnh đó, một thách thức khác đối với sự nối lại hoạt động bình thường của nền kinh tế. Là cầu đối với hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế Việt Nam tạo ra. Nhưng với thu nhập bình quân hiện tại của người dân và quy mô của thị trường trong nước. Rõ ràng là không thể kỳ vọng thị trường trong nước sẽ bù đắp được những sụt giảm của cầu đối với nhiều thị trường XK của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của nhiều DN Việt Nam nằm ngoài tầm tay của mình. Trong bối cảnh đó, việc nhanh nhạy nắm bắt những nhu cầu mới và những xu thế phục hồi của các thị trường XK. Nhanh chóng tìm cách đáp ứng được các nhu cầu và xu thế đó.

Sự hồi phục sau dịch bệnh Covid 19.

Hiện một số nước châu Âu đang phục hồi. Hiệp định EVFTA mới được ký kết. Sẽ là cơ hội hình thành những nhu cầu mới đối với sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam. Những diễn tiến từ đại dịch. Đang thúc đẩy các nước trong G20, G7 ví dụ như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu đẩy nhanh hơn việc tổ chức lại chuỗi cung ứng an toàn. Đây là cơ hội lớn Việt Nam cần nắm lấy để có vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng an toàn này. Với gia trị gia tăng cao hơn, tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững hơn của DN Việt Nam trong giai đoạn tới.

6 ngày qua Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc dịch bệnh Covid-19 mới. Chúng ta đang rất kỳ vọng có thể dập được dịch vào cuối tháng 4. Nếu điều đó xảy ra. Nền kinh tế sẽ có cơ hội phục hồi sớm. Liệu đây đã là thời điểm để xem xét tái khởi động nền kinh tế chưa, thưa ông?.

Thành quả của Việt Nam.

Việt Nam đang ở vị thế rất tốt so với nhiều nước để khởi động lại nền kinh tế. Nhưng sẽ không thừa khi nhắc lại điều kiện là vẫn phải đặt mục tiêu an toàn trước dịch bệnh là yêu cầu, nguyên tắc hàng đầu. Bất kỳ sự chủ quan nào, kể cả trong các hoạt động kinh tế, cũng đều có thể làm dịch quay trở lại. Ai cũng muốn phát triển kinh tế, muốn tăng trưởng, nhưng nếu dịch bùng phát trở lại thì vực dậy nền kinh tế còn khó hơn. Singapore là một ví dụ.

Chúng ta không nên chờ đợi thêm để tái khởi động nền kinh tế. Nhưng chúng ta cần khởi động lại một cách an toàn. Duy trì trạng thái như hiện nay sẽ ảnh hưởng quá lớn tới sự phát triển kinh tế, cuộc sống và sinh kế của người dân.

Đầu Tư Công:

Đầu tư công đang được xem là chủ công cho tăng trưởng GDP 2020. Động lực chính này cần phải được thực hiện quyết liệt như thế nào, thưa ông?

Đầu tư công sẽ là ngôi sao hy vọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2020. Gần 700 nghìn tỷ đồng là số vốn rất lớn, nếu giải ngân được sẽ đóng góp vô cùng lớn cho việc khắc phục những khó khăn. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra với đầu tư công không chỉ là bao nhiêu phần trăm số vốn dành cho đầu tư công sẽ được giải ngân.

Mục tiêu quan trọng hơn là nguồn vốn vô cùng khan hiếm đó sẽ được sử dụng hiệu quả như thế nào?. Bao nhiêu điểm nghẽn của nền kinh tế sẽ được khơi thông?. Các điểm nghẽn hạn chế cơ sở hạ tầng cảng biển, sân bay, đường cao tốc có được tháo gỡ hay không?. Mọi nỗ lực đạt số lượng vì áp lực tiến độ nhưng dẫn việc giải ngân sai địa chỉ. Gây thất thoát, lạm dụng sẽ để lại những hậu quả dài hạn cho nền kinh tế.

Các bộ ngành, địa phương.

Để giải ngân được 100% vốn đầu tư công đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các bộ ngành, địa phương.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã rất quyết liệt chỉ đạo, tạo kỳ vọng rất lớn sẽ thúc giải ngân hết nguồn vốn này để thúc đẩy tăng trưởng GDP 2020. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư công đã có nhiều bước tiến mới phân cấp rõ ràng và mạnh mẽ hơn về thẩm quyền cho bộ ngành, địa phương. Tạo thêm sự linh hoạt, đóng góp cho việc tăng mức độ giải ngân.

Nỗ lực từ các bộ, ngành, địa phương là yếu tố thiết yếu. Do vậy cần có những quy định rõ hơn nữa về trách nhiệm của các bộ, ngành, và đến từng cá nhân. Đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, về kết quả của đầu tư công.

Nền Kinh Tế Có Được Tái Cấu Trúc? Nếu nói trong nguy có cơ thì hẳn dịch Covid-19 là cơ hội lớn để nền kinh tế được tái cấu trúc. Vươn mình mạnh mẽ hơn, thưa ông?

Tôi cho rằng dịch bệnh Covid 19 sẽ giúp chúng ta thêm một lần nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế. Trong cách thức điều hành nền kinh tế. Tôi tin là dịch bệnh  Covid 19 sẽ tạo ra những kháng thể mới cho kinh tế Việt Nam. Những kháng thể này sẽ kích thích mạnh mẽ cho việc tái cấu trúc nền kinh tế.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác điều hành kinh tế. Qua đó khiến hệ miễn dịch của nền kinh tế Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế Việt Nam có khả năng chống chọi tốt hơn trước những khó khăn và thách thức trong tương lai.

Cơ Hội và Thách thức

Sẽ là một cơ hội bị đánh mất nếu chúng ta không thực sự phát huy các kháng thể này. Bằng những hành động mạnh mẽ nhằm khắc phục những điểm yếu của nền kinh tế. Dịch bệnh Covid 19 đã giúp chúng ta nhìn rõ hơn bao giờ hết. Cần coi đây là cơ hội. Cũng như là động lực để tái cấu trúc mạnh mẽ lại nền kinh tế và nâng cao hiệu quả của công tác điều hành. Chúng ta cần làm những điều mà trước đây chưa từng làm, hoặc còn lưỡng lự chưa muốn làm. Mô hình kinh doanh mới phải được thử nghiệm. Thị trường mới phải được khai phá. Tư duy cũ cần phải được gỡ bỏ. Cải cách về môi trường kinh doanh phải thực sự mạnh mẽ hơn.

Chỉ có bằng cách đó chúng ta mới có thể thực sự biến nguy thành cơ. Để Covid-19 trôi vào lịch sử không chỉ với những hình ảnh và số u ám về những thiệt hại mà nó gây ra. Mà còn với một ký ức về một cuộc khủng hoảng với những cơ hội tích cực mà nó mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP).

Bối cảnh chịu áp lực trước ảnh hưởng của dịch, DN FDI trong khu SHTP. Vẫn đảm bảo hoạt động ổn định qua giá trị sản xuất trong quý I/2020 đạt hơn 4 tỷ USD. Tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 20% so với kế hoạch cả năm. Cho đến thời điểm này, trong số trên 45.600 lao động tại SHTP. Đảm bảo việc làm, không xảy ra tình trạng mất việc.

Khoảng 1.950 lao động tạm dừng do nghỉ luân phiên, hoặc do thiếu nguồn nguyên liệu. Các DN đã có sự thỏa thuận với người lao động, kết nối lại việc làm ngay sau dịch. Đây cũng là nhu cầu thực tế của DN, cần bổ sung lao động nhanh nhất khi trở lại nhịp sản xuất.

Theo phản hồi từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM. Thì các DN cần chứng minh nhu cầu tăng giờ làm do đơn hàng tăng đột biến.

Tình hình dịch bệnh như hiện nay thì việc này có thể được cấp phép. Vì thiên tai, dịch họa là bất khả kháng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Sau khi dịch bệnh Covid 19 kết thúc, kinh tế mở cửa trở lại nhưng không mở toang. Vấn đề phòng chống dịch bệnh vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, TPHCM có hàm lượng thương mại quốc tế xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài lớn nhất. Chọn ngành nghề nào vực dậy trước sau dịch bệnh. Cần đặt trong bối cảnh chung của các nền kinh tế mà mình đang gắn bó.

Du lịch, dịch vụ và một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu có thể mở cửa trở lại đầu tiên. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng ngay sau dịch bệnh, mọi người sẽ quay lại đi du lịch ồ ạt, vui vẻ như trước.

 

Đăng ký ngay để nhận thông báo
chương trình ưu đãi sớm nhất

Đăng ký ngay
Days
:
Hours

Yêu cầu báo giá

    Giờ làm việc

    8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

    error: Content is protected !!