Thẻ & chuyên mục
Mẫu mã siêu đa dạng, giá cả siêu rẻ là những ưu thế “tối thượng” khi nói về mặt hàng quần áo nhập khẩu từ Trung Quốc. Bài viết này Nhập khẩu chính ngạch Đại Dương cung cấp cho bạn thêm kiến thức, quý khách hàng sẽ nắm vững thủ tục nhập khẩu quần áo Trung Quốc chính ngạch, từng bước đưa sản phẩm chất lượng cao đến tay khách hàng. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình nhập khẩu, từ việc tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy đến vận chuyển hàng hóa an toàn và nhanh chóng thông qua dịch vụ vận chuyển Trung Việt chuyên nghiệp.
Contents
Căn cứ pháp lý
Cấm xuất nhập khẩu
Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Các mặt hàng quần áo, giày dép, và túi xách may sẵn nếu nhập mới 100%. Thì không thuộc diện cấm nhập khẩu hay cũng không thuộc diện nhập khẩu có điều kiện.
Riêng đối với quần áo đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Kiểm tra chuyên ngành
Quần áo là mặt hàng tiếp xúc trực tiếp với con người nên sẽ phải áp dụng một số Quy chuẩn về kỹ thuật sau:
- Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Tài Cái ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, QCVN 01:2017/BCT
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định: “Thông tư này quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương thì áo sơ mi, váy, đầm, áo thun… thuộc Danh mục sản phẩm dệt may phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.”
- Điều 12 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra đối với: Trường hợp công ty nhập khẩu áo sơ mi, váy, đầm, áo thun…(nhóm 6104..) để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.
Ngoài ra, khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam, Doanh nghiệp còn phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
Xem thêm: Công bố hợp quy và những điều quan trọng bạn cần phải biết
Mã HS của quần áo
Tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu. Nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP. sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP. Mặt hàng quần áo nhập khẩu được áp dụng mã HS nằm tại Chương 61,62 Biểu thuế XNK 2023.
-
Chương 61: “Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc”.
- Chương 62: “Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc”
Với mỗi mặt hàng cụ thể, sẽ có mã Hs riêng, bạn có thể tham khảo dưới đây.
Thuế nhập khẩu quần áo Trung Quốc về Việt Nam
Căn cứ vào Biểu thuế nhập nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính thì mặt hàng:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 30%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
- Thuế VAT : 8% (Cập nhật Biểu thuế XNK 2023)
- ACFTA: 0%
Thủ tục nhập khẩu quần áo Trung Quốc
Thủ tục hải quan
Căn cứ vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai nhập khẩu như một lô hàng bình thường.
* Cụ thể, Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu gồm các loại giấy tờ cơ bản như:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
- Bill of lading (Vận đơn);
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
- Giấy chứng nhận hợp quy;
- Các chứng từ khác (nếu có).
Thủ tục công bố hợp quy
* Đối với thủ tục công bố hợp quy, Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu;
- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; Tên sản phẩm, hàng hóa; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
(Lưu ý: Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.)
Tổng kết
Với mặt hàng quần áo khi nhập khẩu về Việt Nam khá là đa dạng. Mỗi mặt hàng sẽ có mã Hs khác nhau. Doanh nghiệp cần tham khảo, xác định rõ ràng mặt hàng và nắm thủ tục nhập khẩu quần áo Trung Quốc thật kĩ càng. Từ đó mới có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu một cách nhanh chóng nhất.
Và mỗi thời điểm, những quy định, chính sách nhập khẩu là khác nhau. Hãy theo dõi Đại Dương hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được cập nhật thông tin mới nhất nhé
Bài đọc tham khảo:
>>> Thủ tục nhập khẩu giày dép
>>> Bán Buôn Giày Dép; Bật Mí Cách Lấy Hàng Chất Lượng Giá Rẻ
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
31 Tháng Tám, 2024
05 Tháng Bảy, 2024
17 Tháng Sáu, 2024
22 Tháng Năm, 2024