Thẻ & chuyên mục

Những khách hàng đang tìm hiểu về vận tải hẳn cũng đang băn khoăn khi phải phân biệt và lựa chọn giữa hai hình thức “vận tải liên phương thức” và “vận tải đa phương thức”. Để phân biệt được hai phương thức vận tải này thì dưới đây Đại Dương sẽ đưa ra khái niệm và phân tích ưu, nhược điểm của mỗi hình thức.

Phân biệt 2 phương thức vận tải 

Vận tải liên phương thức là gì ?

  • Phương thức này do các công ty vận chuyển hàng hóa khác nhau thực hiện trong từng giai đoạn của tuyến đường, từ khâu xuất phát đến giao sản phẩm. Do đó, khách hàng sẽ có hợp đồng hoặc vận đơn khác nhau cho từng nhà cung cấp riêng.

Vận tải đa phương thức là gì ?

  • Vận tải đa phương thức có nghĩa các lô hàng sẽ được coi là một chuyến đi duy nhất giữa điểm xuất phát và điểm đến. Mặc dù liên quan đến các hãng vận chuyển đa dạng nhưng chỉ bao gồm một hợp đồng hoặc vận đơn, và cũng chỉ sử dụng một công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa trên tất cả các chặng hoặc đoạn của tuyến đường.
  • Có 2 lựa chọn ở phương thức này: các công ty có tất cả các phương tiện vận tải ở cấp độ quốc tế và các đại lý hoặc các nhà điều hành vận tải đa phương thức (MTO), những người thuê ngoài các hãng vận tải và có chức năng thương lượng, giám sát và điều phối việc xếp dỡ đảm bảo tiến độ.

Mặc dù các MTO này quản lý hợp đồng với từng nhà cung cấp, nhưng khách hàng sẽ chỉ ký một vận đơn (FIATA Bill of Landing, hoặc FBL) với đại lý, bất kể số lượng phương tiện vận tải liên quan là bao nhiêu.

Vận chuyển đa phương thức

 

So sánh:

  Ưu điểm Nhược điểm
Vận tải liên phương thức (Intermodal Transportation) Giúp tăng khả năng thương lượng các điều khoản cho mỗi giai đoạn hoặc đoạn đường.

Mỗi nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm riêng về dịch vụ của mình.

Khả năng lựa chọn hãng vận chuyển và tận dụng mức giá tốt nhất cho từng chặng hoặc đoạn đường.

Giảm thiểu quy trình kiểm tra vì các container đã được niêm phong từ trước.

Thời gian xếp dỡ hàng hóa giảm đi do mọi thứ được xếp vào cùng một container.

Tăng tính linh hoạt và khả năng xử lý đặc biệt đối với việc xếp dỡ ở các cảng khác nhau.

Phí bảo hiểm rẻ hơn.

Ưu tiên giảm chi phí nên chậm hơn.

Độ tin cậy kém hơn vì có một số nhà cung cấp chỉ trả lời cho các dịch vụ của riêng họ.

Khi xảy ra chậm trễ sẽ phải theo dõi tất cả các nhà cung cấp và cần sự phối hợp giữa nhiều nhà cung cấp với nhau. Nên cũng sẽ mất nhiều bước hành chính hơn.

Mất thêm chi phí đóng gói bổ sung để giảm thiểu thiệt hại khi di chuyển hàng hóa.

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transportation) Giảm chi phí và thời gian cho việc điều phối và vận hành hậu cần.

Khả năng giám sát các lô hàng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được tăng cường.

Kiểm soát tốt hơn về quản lý và ít rủi ro mất cắp hoặc thất thoát hàng hóa do chỉ có một công ty phụ trách việc đáp ứng thời hạn giao hàng.

Việc lên lịch trình, chi phí, nhân viên và hậu cần dễ dàng hơn.

Chứng từ hải quan FBL được ưu tiên nhập và đi qua hải quan.

Hàng hóa dễ gặp phải những hạn chế về pháp lý và hoạt động khi các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng.

Việc kiểm tra trong thiết bị đầu cuối diễn ra thường xuyên để đảm bảo an toàn nên sẽ làm hạn chế hoạt động.

Đó là sự khác biệt giữa 2 phương thức vận tải hàng hóa. Còn trong vận chuyển chúng ta sẽ có các loại hình khác nhau. Dưới đây là 5 hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến đang được sử dụng trên thế giới.

Giải pháp vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển đường biển

Phương thức này bao gồm vận tải biển (Ocean shipping) và vận tải thủy nội địa (Inland water trasport).

Phương thức vận tải biển là chở hàng hóa trong nước hoặc giữa các quốc gia bằng đường biển. So với các phương thức vận chuyển khác thì vận tải biển ra đời sớm hơn. Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, con người đã dựa vào biển để làm các tuyến đường giao thông giao lưu các vùng, miền, quốc gia với nhau. Từ đó đến nay, vận tải biển phát triển không ngừng và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

Việc vận chuyển đường biển thường phù hợp với những loại hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su,..) và hàng rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường trung bình và dài, không yêu cầu thời gian giao hàng nhanh.

Vận chuyển đường thủy

 

Vận chuyển đường bộ

Đây là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa sẽ được chuyên chở bằng các loại phương tiện đường bộ khác nhau.

Trong hai phương tiện vận chuyển chủ yếu trên mặt đất là ô tô và đường sắt thì vận chuyển bằng ô tô ra đời trước so với vận chuyển bằng tàu hỏa. Hệ thống đường xá trong vận chuyển bằng ô tô có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thống đường được xây dựng trước đó.

Vận chuyển đường bộ có nhiều mặt bị hạn chế với vận tải hàng hóa quốc tế nên chủ yếu để phục vụ chuyên chở nội địa. Ngoài ra, vận chuyển bằng đường bộ thường phù hợp với hàng hóa có lưu lượng nhỏ, cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa mau hỏng và hàng hóa cần tốc độ giao hàng nhanh.

Vận chuyển đường bộ

 

Phương thức vận chuyển đường sắt :

Vận tải đường sắt là một phương thức vận tải hiện đại, nó được vận hành bởi các đầu máy (locomotives) và các toa xe (freight cars) dưới dạng mặt phẳng (flatcars) hoặc kín (boxcars). Mặc dù xuất hiện vào đầu thể kỷ 19 nhưng đầu máy hơi nước đầu tiên đã được chế tạo vào năm 1804. Trên thế giới hiện nay có hơn 120 quốc gia sử dụng đường sắt với tổng chiều dài trên 2 triệu km. Có thể liệt kê một số nước có chiều dài đường sắt lớn như Mỹ (348.000 km), Nga (136.000 km), Canada (70.851 km), Ấn Độ (62.545 km),…

Các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và cự li vận chuyển dài rất phù hợp với loại hình vận chuyển này. Một số loại hàng hóa có trọng lượng lớn như nguyên liệu than, gỗ, hóa chất; hàng tiêu dùng có giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm cần khối lượng chuyên chở đến cả toa hàng.

 

Phương thức vận chuyển đường hàng không :

Vận tải hàng không là một ngành vận tải hiện đại, sử dụng máy bay để chuyên chở hàng hóa đến điểm nhận. Đây là hình thức phù hợp với việc chở hàng hóa trị giá cao, cần vận chuyển nhanh, ngoài những loại hàng hóa đặc biệt thì loại hình này thường không phù hợp để chở các loại hàng giá trị thấp, hay có khối lượng lớn cồng kềnh.

Vận chuyển đường hàng không

Khoảng đầu thế kỷ 20, vận chuyển bằng đường hàng không mới có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nên không chỉ phục vụ chuyên chở khách mà hàng không đã được sử dụng vào chuyên chở hàng hóa ở phạm vi nội địa cũng như quốc tế.

 

Phương thức vận chuyển bằng đường ống :

Đây là phương thức vận tải mà quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra liên tục, được thiết kế dạng ống đi qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến đích.

Đây là con đường an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ. 

Do phương thức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù, cộng thêm chi phí ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát), nên chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu,… phục vụ cho đối tượng đặc biệt như công ty đa quốc gia, hay công ty Nhà nước lớn.

 

Chọn giải pháp vận chuyển phù hợp với loại hình hàng hóa của Doanh nghiệp

Chuyên viên của Đại Dương sẽ tư vấn hình thức vận chuyển phù hợp với mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, Đại Dương giúp khách hàng đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm tối đa chi phí, hạn chế rủi ro hàng hoá thất lạc, hư hỏng.

 

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ vận chuyển quốc tế xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG

Văn phòng Đại Dương: Tầng 4 Tòa nhà số 47 Phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Hotline: 0876853888

Email: thuongmaidientudaiduong@gmail.com

Đăng ký ngay để nhận thông báo
chương trình ưu đãi sớm nhất

Đăng ký ngay
Days
:
Hours

Yêu cầu báo giá

    Giờ làm việc

    8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

    error: Content is protected !!