Thẻ & chuyên mục

Master Bill và House Bill là hai hình thức của vận đơn đường biển. Master Bill được cấp bởi chủ sở hữu tàu. Và House Bill được cấp bởi chủ hàng. Bài viết này XNK Đại Dương giúp bạn hiểu Master Bill và House Bill là gì?

Master Bill và House Bill là gì?

Trong vận chuyển hàng hóa đường biển và đường hàng không. Vận đơn đều chia ra Master và House. Việc phân chia này là do đặc thù ngành vận tải có nhiều đơn vị tham gia. Và có nhiều công ty trung gian làm dịch vụ vận chuyển.

Master Bill

Master bill of lading viết tắt là MBL là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay). Cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.

House Bill

House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper). Và người nhận hàng thực tế (real consignee).

Như vậy về hình thức House Bill không khác lắm so với Master Bill. Tuy nhiên cách nhận diện House Bill là bill này do công ty trung gian (Forwarder) phát hành và có in hình logo của Forwarder.

Tại sao sử dụng 2 loại bill này?

Lý do shipper thường yêu cầu sử dụng House Bill

  1. Shipper tin tưởng người làm dịch vụ vận chuyển và họ muốn giấu tên của mình cũng như tên khách hàng (consignee) trên vận đơn và một số thủ tục khác.
  2. Khi vận chuyển mà consignee yêu cầu shipper ghi một số thông tin trên bill để đúng bộ chứng từ mà hãng tàu không thể chấp nhận điều đó.
  3. Trong trường hợp tàu bị delay nhưng L/C bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển. Hãng tàu không chấp nhận ký lùi bill hoặc ký lùi tối đa chỉ được 1 ngày trong khi phải lùi đến 3 ngày và hãng tàu bắt buộc ký LOI. Thì làm House Bill bạn hoàn toàn lùi được ngày. Và có thể thêm một số thông tin khác như: hãng tàu không chấp nhận Clean On Board chỉ chấp nhận Laden on board date. Thì dùng house bill bạn hoàn toàn thể hiện Clean On Board để L/C được chấp nhận.

Lý do sử dụng Master Bill 

  • Master bill được hình thành, dẫn theo các quy định quốc tế phổ biến.
  • Có thể giải quyết rủi ro khi có sự cố phát sinh trực tiếp với hãng tàu.
  • Có chức năng được coi như là một chứng từ nhận quyền định đoạt hàng hóa.
  • Thời gian để khiếu nại khi sử dụng master bill khá dài, trong khoảng thời gian 1 năm.
  • Đơn giản trong công tác hành chính – việc sử dụng master bill chỉ cần chữ ký và con dấu xác nhận của chủ hãng tàu, mà không cần thêm con dấu và chữ ký nào khác

Phân biệt Master Bill và House Bill

Việc phân biệt ra Master Bill (HBL) và House Bill (HBL) để dễ quản lý hàng hóa và biết được mối quan hệ giữa chủ hàng (Shipper) và người vận chuyển thực tế (hãng tàu). Làm Master Bill là mối quan hệ thực tế của hãng tàu và chủ hàng thực hoặc chủ hàng là Forwarder. Làm House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thật Shipper và đơn vị trung gian vận chuyển (Forwarder).

Giống nhau giữa Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

Đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Như đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill

Khác nhau giữa Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

  • HBL do công ty forwarding cấp cho công ty xuất nhập khẩu, còn MBL thì do hãng tàu cấp cho công ty forwarding
  • HBL dễ sửa hơn MBL, vì forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng tận tình hơn. Trong khi đó, hãng tàu quy trình chặt chẽ, nhưng cồng kềnh nên việc sửa Bill thường khó và tốn kém.
  • Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra ít nhiều cũng có độ “đảm bảo” cao hơn.

Master Bill và House Bill có ưu nhược điểm gì ?

MBL và HBL là công cụ thứ 3 hỗ trợ trong vận chuyển xuất nhập khẩu. Vậy ưu và nhược điểm của các công cụ này là gì?

Ưu điểm

  • ✅ Master bill là bên gửi hàng đứng tên trực tiếp trên bill. Nếu xảy ra rủi ro shipper có thể lên trực tiếp hãng tàu để kiện cáo.
  • ✅ House bill có chứa bill gốc do chính forwarder phát hành. Nếu xảy ra sai sót có thể chỉnh sửa rất nhanh.

Nhược điểm

Nhược điểm của Master bill:

  • ❌ Đối với master bill là vận đơn do chính hãng tàu phát hành. Các thông tin trên đó phải đầy đủ theo đúng chuẩn các hệ thống quốc tế. Nên người gửi hàng sẽ gặp khó khăn trong việc sửa đổi thông tin theo ý muốn của mình.
  • ❌ Master bill chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người chuyên chở trên đường biển.
  • ❌ Bắt buộc phải công khai toàn bộ thông tin về hàng hóa theo quy định.

Nhược điểm của House bill: Vì bill gốc là do forwarder in ra và cấp cho shipper. Nếu có rủi ro xảy ra shipper đem bill gốc này lên hãng tàu thì hoàn toàn không có tính pháp lý để shipper kiện hãng tàu.

Tổng kết

Master Bill và House Bill là 2 loại bill được sử dụng nhiều nhất trong thị trường xuất nhập khẩu hiện này. Tuy nhiên Master bill vẫn sử dụng nhiều bởi nó đảm bảo quyền lợi cho bên vận chuyển. Hi vọng quý độc giả có thể chia sẻ cùng Đại Dương những kiến thức bổ ích để hoàn thiện hơn.
Liên hệ với Đại Dương để được tư vấn tốt nhất về các dịch vụ xuất nhập khẩu.

    Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc Đại Dương

    • Địa chỉ: 
      • Văn phòng Hà Nội: Tầng 2, tòa CT2 chung cư Hà Đô, 183 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
      • Văn Phòng TP. Hồ Chí Minh: Tòa nhà Visland, 94 – 96 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Hotline: 0877.883.388 - 0876.853.888
    • Email: thuongmaidientudaiduong@gmail.com
    • Website: nhapkhautrungquoc.vn

    Xem thêm dịch vụ tại vận chuyển Đại Dương 

    >>> Vận chuyển Trung Việt

    >>> Bảng Giá vận chuyển hàng hóa đường biển 

    >>> Mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

    Đăng ký ngay để nhận thông báo
    chương trình ưu đãi sớm nhất

    Đăng ký ngay
    Days
    :
    Hours

    Yêu cầu báo giá

      Giờ làm việc

      8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

      error: Content is protected !!