Thẻ & chuyên mục
Cùng với xuất nhập khẩu chính ngạch thì hình thức xuất khẩu tiểu ngạch cũng được nhiều người biết tới. Và không ít người nhầm lẫn giữa 2 hình thức vận chuyển này. Hay nhiều người có quan niệm xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc là không chính thống, là luồn lách.
Theo chân bài viết, Đại Dương sẽ giải thích chi tiết về khái niệm, đặc điểm và sự khác biệt giữa xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hai phương thức giao thương này trong nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó cho các bạn lời khuyên nên lựa chọn nhập hàng Trung Quốc tiểu ngạch hay chính ngạch
Contents
Tiểu ngạch và chính ngạch là gì?
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay. Nhà nước ta thừa nhận là các hoạt động hợp pháp tại biên giới và tạo điều kiện cùng phát triển. Trong nội dung bài viết, XNK Đại Dương sẽ trình bày theo quy định pháp luật Việt Nam:
Tiểu ngạch (Tiếng Anh: Unofficial quota): là hình thức trao đổi buôn bán hàng hóa nhỏ lẻ giữa các tiểu thương, người dân ở khu vực biên giới 2 nước. Đặc trưng của loại hình này là khối lượng hàng hóa ít, giá trị thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương như: giày dép, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm,… Kim ngạch của các giao dịch có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật Việt Nam (Tối đa 2 triệu VNĐ/ người/ ngày). Vì giá trị nhỏ như vậy nên loại hình vận chuyển này được đặt tên là Tiểu ngạch.
Ví dụ: Tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, một bác nông dân ở Lào Cai (Việt Nam) thường xuyên mang 50kg gạo sang bán cho người dân ở Hà Khẩu (Trung Quốc). Ngược lại, bác mua về một số mặt hàng gia dụng nhỏ như bát đĩa, đồ nhựa. Việc trao đổi này diễn ra hàng ngày, sử dụng xe đạp để vận chuyển, và thường không khai báo đầy đủ với hải quan.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường có giá trị thấp và không được Nhà nước bảo hộ. Mặc dù vẫn phải qua hải quan và nộp thuế, mức thuế áp dụng cho hàng tiểu ngạch thường thấp hơn so với các loại hàng khác. Hình thức này chủ yếu phục vụ cư dân khu vực biên giới, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian cho người dân trong quá trình thông quan.
Vì vậy, trả lời cho câu hỏi muôn thuở Tiểu ngạch có phải buôn lậu không? Tuyệt đối là KHÔNG phải
Chính ngạch (Tiếng Anh: Official quota): Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức trao đổi hàng hóa quốc tế được thực hiện một cách chính thức, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và thủ tục hải quan của các nước liên quan. Đặc điểm của loại hình này là có quy mô lớn, giá trị hàng hóa cao; thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Vận chuyển chính ngạch sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng như tàu biển, máy bay, xe tải. Có đầy đủ chứng từ hợp pháp như hợp đồng thương mại, hóa đơn, vận đơn, C/O C/Q. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan hải quan cùng các cơ quan chức năng khác.
Ví dụ: Một công ty dệt may Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 áo sơ mi cho một đối tác bán lẻ lớn ở Trung Quốc. Công ty này sẽ sản xuất hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn đã thỏa thuận, đóng gói cẩn thận và gửi hàng bằng container qua đường biển. Trước khi xuất khẩu, công ty phải hoàn tất các thủ tục hải quan, nộp đầy đủ thuế xuất khẩu (nếu có), và đảm bảo hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng của cả Việt Nam và Trung Quốc. Khi hàng đến cảng Trung Quốc, nó sẽ tiếp tục trải qua quá trình kiểm tra và thông quan theo quy định của hải quan Trung Quốc trước khi được phân phối đến các cửa hàng bán lẻ.
So sánh xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
Cả xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đều là những hình thức mua bán thương mại hợp pháp và đều được nhà nước cho phép. Bạn có thể phân biết được hai hình thức này qua những tiêu chí:
Hình thức vận chuyển
Đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Phương tiện vận chuyển thường đơn giản và thô sơ, phù hợp với quy mô nhỏ và tính chất địa phương của hoạt động này. Việc vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam bằng đường bộ thông qua các phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, hoặc xe kéo để di chuyển hàng hóa qua lại biên giới. Điều này giúp người dân, tiểu thương dễ dàng di chuyển trong các địa hình phức tạp của khu vực biên giới mà các phương tiện lớn khó tiếp cận. Đối với cung đường dài, vận chuyển tiểu ngạch sử dụng xe tải qua các con đường khác không qua cửa khẩu.
Đối với xuất nhập khẩu chính ngạch: Các doanh nghiệp thường sử dụng tàu biển, máy bay, xe container, hoặc tàu hỏa để vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và quãng đường dài. Hàng hóa được đóng gói cẩn thận trong container hoặc các phương tiện chuyên dùng khác, đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình vận chuyển. Phạm vi vận chuyển của xuất nhập khẩu chính ngạch rất rộng, có thể xuyên quốc gia hoặc liên lục địa, phục vụ cho hoạt động thương mại toàn cầu. Hệ thống đóng gói và bảo quản chuyên nghiệp được áp dụng để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận trong tình trạng tốt nhất.
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là nội dung mang rất nhiều kiến thức, bạn có thể tìm hiểu qua: Vận chuyển hàng hóa Trung Việt
Hàng hóa
- Giá trị và khối lượng:
- Tiểu ngạch: Hàng hóa thường có giá trị thấp và khối lượng nhỏ, phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng ngày của cư dân biên giới
- Chính ngạch: Hàng hóa có giá trị cao hơn và khối lượng lớn, thường phục vụ nhu cầu thương mại quốc tế quy mô lớn.
- Loại hàng hóa:
- Tiểu ngạch: Chủ yếu là hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm địa phương và các mặt hàng thiết yếu hàng ngày.
- Chính ngạch: Đa dạng hơn, bao gồm hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, hàng điện tử, dược phẩm và các mặt hàng có giá trị cao.
- Tiêu chuẩn chất lượng:
- Tiểu ngạch: Thường không có tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, dựa nhiều vào thỏa thuận giữa người mua và người bán.
- Chính ngạch: Phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, quy định về an toàn và kiểm dịch của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.
- Đóng gói và bảo quản:
- Tiểu ngạch: Đóng gói đơn giản, thường không có yêu cầu đặc biệt về bảo quản.
- Chính ngạch: Yêu cầu đóng gói chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển quốc tế, có thể cần điều kiện bảo quản đặc biệt.
- Nguồn gốc hàng hóa:
- Tiểu ngạch: Thường khó xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
- Chính ngạch: Yêu cầu rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, có thể truy xuất được quá trình sản xuất và vận chuyển.
Giá trị giao dịch
Đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch, giá trị giao dịch thường được giới hạn ở mức thấp. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới được miễn thuế nếu có trị giá dưới 2 triệu đồng/người/ngày và không quá 4 lần/tháng. Đối với thương nhân hoạt động thương mại biên giới, giá trị hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế không vượt quá 100 triệu đồng/ngày/người/lượt.
Ngược lại, xuất nhập khẩu chính ngạch không bị giới hạn về giá trị giao dịch. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch với giá trị lớn, thậm chí lên đến hàng triệu hoặc hàng tỷ đồng, miễn là tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế và quản lý ngoại thương. Giá trị giao dịch trong xuất nhập khẩu chính ngạch phải được kê khai chính xác và chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan.
Thủ tục và thuế
Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch sẽ bao gồm:
- Tờ khai hàng (HQ7A,HQ7B): Số lượng 2 tờ
- Giấy chứng minh cư dân biên giới
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được UBND cấp tỉnh cấp
Việc quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan đề được trường hải quan cửa khẩu quyết định dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp.
Thủ tục nhập khẩu chính ngạch gồm có:
- Hợp đồng (Sale contract)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Quy cách đóng gói (Packing list) với Seller (người bán)
- Bill of Lading (nếu có)
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
- LC – Tín dụng thư
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (form E)
- Hóa đơn vận chuyển.
- Chứng nhận kiểm dịch
Khi nhập khẩu chính ngạch bạn cần phải chuẩn bị hết tất cả những giấy tờ chứng từ trên để gửi cục hải quan để thông quan hàng hóa. Thuế bạn cần phải đóng sẽ dựa vào loại hàng hóa mà bạn đang nhập khẩu do pháp luật quy định. Cục hải quan sẽ dựa trên các chứng từ, tờ khai sẽ quyết định cho hàng hóa bạn thông quan. Một số trường hợp hàng hóa của bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra trước khi thông quan.
Ưu điểm và nhược điểm của chính ngạch và tiểu ngạch
Chính ngạch
Ưu điểm:
- Hợp pháp và minh bạch: Giao dịch chính ngạch tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý.
- Chất lượng hàng hóa đảm bảo: Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch thường được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng và xuất xứ, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Tốc độ vận chuyển: Dù thủ tục phức tạp, nhưng với trình độ phát triển của logistic, tốc độ vận chuyển thậm chí còn nhanh hơn tiểu ngạch
- Thủ tục hải quan rõ ràng: Quy trình làm thủ tục hải quan trong chính ngạch được quy định rõ ràng, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và hoàn tất các thủ tục cần thiết.
- Uy tín và thương hiệu: Nhập khẩu chính ngạch giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường nhờ vào tính minh bạch và chất lượng sản phẩm.
Nhược điểm:
- Thủ tục phức tạp: Quy trình làm thủ tục hải quan và các giấy tờ liên quan có thể phức tạp và tốn thời gian hơn so với tiểu ngạch.
- Yêu cầu kiến thức: Vận chuyển chính ngạch cần người nhập khẩu có hiểu biết dày dặn về thủ tục, giấy tờ cũng như phương tiện để việc quản lý trở nên tốt nhất
- Ảnh hưởng từ chính phủ: Chịu tác động mạnh từ các chính sách thương mại và biến động kinh tế toàn cầu.
Tiểu ngạch
Ưu điểm:
- Thủ tục đơn giản: Quy trình làm thủ tục hải quan trong tiểu ngạch đơn giản hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.
- Thời gian giao hàng nhanh: Thời gian giao hàng trong nhập khẩu tiểu ngạch thường nhanh hơn do không phải qua nhiều khâu kiểm tra và hoàn tất thủ tục.
Nhược điểm:
- Rủi ro pháp lý: Giao dịch tiểu ngạch không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, doanh nghiệp có thể gặp phải các vấn đề pháp lý nghiêm trọng.
- Chất lượng hàng hóa không đảm bảo: Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch không được kiểm tra kỹ lưỡng, có thể không đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
- Uy tín và thương hiệu bị ảnh hưởng: Nhập khẩu tiểu ngạch có thể làm giảm uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường do tính minh bạch và chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
- Chi phí: Mặc dù đặc thù vận chuyển như vậy nhưng tuy nhiên, chi phí vận chuyển không hề thấp hơn so với vận chuyển chính ngạch
Do đó, việc lựa chọn hình thức nhập khẩu phụ thuộc vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Xem thêm: Nhập khẩu tiểu ngạch là gi? Lưu ý cần biết về nhập khẩu tiểu ngạch
Nên chọn Chính ngạch hay Tiểu ngạch trong nhập hàng Trung Quốc
Việc lựa chọn giữa chính ngạch và tiểu ngạch khi nhập hàng từ Trung Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về khi nào nên sử dụng mỗi phương thức:
Nên chọn tiểu ngạch khi:
- Kinh doanh ở quy mô nhỏ
- Muốn thử nghiệm thị trường với số lượng hàng hóa ít.
- Kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, không yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng quá cao.
- Nguồn lực tài chính và nhân sự còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhập khẩu chính ngạch.
Nên chọn chính ngạch khi:
- Nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn và giá trị cao.
- Kinh doanh các mặt hàng đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt (như thực phẩm, dược phẩm).
- Muốn xây dựng thương hiệu lâu dài và uy tín trên thị trường.
- Có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù chọn phương thức nào, việc tuân thủ pháp luật và đảm bảo chất lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình hình cụ thể của mình, tham khảo ý kiến chuyên gia và có kế hoạch kinh doanh rõ ràng trước khi quyết định lựa chọn phương thức nhập khẩu tối ưu.
Bên cạnh đó, nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển chính ngạch, công ty XNK Đại Dương là đơn vị hàng đầu hỗ trợ vận chuyển hàng chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam nhanh chóng và uy tín nhất.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
31 Tháng Tám, 2024
05 Tháng Bảy, 2024
17 Tháng Sáu, 2024
22 Tháng Năm, 2024