Thẻ & chuyên mục
Nhắc đến hoạt động thanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì chúng ta không thể không nhắc đến LC. Vậy LC là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong xuất nhập khẩu? Hãy cùng Công ty Nhập khẩu Trung Quốc Đại Dương tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
LC là gì?
LC là viết tắt của từ Letter of Credit hay còn được gọi là thư tín dụng. Đây là một bức thư do ngân hàng tạo ra theo yêu cầu của bên nhập khẩu hay người mua.
Mục đích của thư tín dụng là xác nhận rằng bên nhập khẩu (người mua) cam kết sẽ trả cho bên xuất khẩu (người bán) một khoản tiền nhất định trong một thời điểm cố định, cụ thể.
Thư tín dụng chỉ xuất hiện khi người bán xuất trình được đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản có trong thư tín dụng.
Thông thường bên người bán cũng sẽ có một ngân hàng đại diện cho mình và họ có nhiệm vụ sẽ chuyển toàn bộ những chứng từ hợp lệ này cho ngân hàng đại diện của mình tại quốc gia xuất khẩu.
LC và hợp đồng ngoại thương có mối quan hệ gì với nhau?
Hợp đồng ngoại thương là cơ sở cho sự xuất hiện của thư tín dụng (LC). Đây chính là mối liên hệ giữa hợp đồng ngoại thương và LC. Tuy nhiên, khi LC được phát hành, nó sẽ tồn tại độc lập với hợp đồng ngoại thương và không có bất cứ tác động gì vào hợp đồng ngoại thương.
Nói một cách đơn giản là sau khi hợp đồng ngoại thương được ký thì người mua sẽ dựa vào nội dung và thỏa thuận ghi trong hợp đồng để đến ngân hàng ở nước nhập khẩu yêu cầu phát hành thư tín dụng với mục đích cam kết thanh toán cho người xuất khẩu.
Sau khi LC được phát hành, nếu bên xuất khẩu chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng thì họ sẽ phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ LC quy định để nhận được toàn bộ tiền thanh toán.
Quy trình đầy đủ khi thanh toán bằng LC
Đối với một quy trình thanh toán bằng LC thì sẽ có sự tham gia của 4 bên bao gồm:
- Importer (buyer): Đây là bên nhập khẩu hay còn được gọi là người mua hàng. Họ được gọi là là người yêu cầu mở thư tín dụng (the applicant) trong LC.
- Exporter (Seller): Đây là bên xuất khẩu hay được gọi là người bán hàng, sẽ được gọi là người thụ hưởng (the beneficiary) trong LC
- Ngân hàng phát hành LC (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu.
- Ngân hàng Thông báo LC (Advising bank): Ngân hàng đại diện cho bên xuất khẩu.
Sau khi cả hai bên xuất và nhập khẩu hoàn thành việc ký kết hợp đồng ngoại thương và chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng thì quy trình thanh toán bằng LC sẽ diễn ra. Quy trình thanh toán đầy đủ sẽ bao gồm 10 bước. Cụ thể các bước như sau:
- Bước 1: Người mua làm đơn yêu cầu mở LC tại ngân hàng phát hành của mình.
- Bước 2: Ngân hàng phát hành xem xét yêu cầu, khi được chấp nhận thì sẽ gửi LC cho ngân hàng thông báo để gửi đến người thụ hưởng.
- Bước 3: Ngân hàng thông báo kiểm tra và đánh giá thư tín dụng. Sau đó gửi bản gốc thư tín dụng cho người thụ hưởng để kiểm tra kỹ và chỉnh sửa LC nếu cần.
- Bước 4: Sau khi kiểm tra xác nhận LC, người thụ hưởng sẽ gửi hàng cho người nhập khẩu.
- Bước 5: Sau khi đã giao hàng, bên xuất khẩu sẽ chuẩn bị các chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo và thông báo đòi tiền.
- Bước 6: Sau khi nhận bộ chứng từ, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem chứng từ có hợp lệ không. Bộ chứng từ hợp lệ phải tuân thủ UCP và ISBP.
- Bước 7: Sau khi ngân hàng thông báo xác nhận chứng từ hợp lệ thì sẽ chuyển cho ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho ngân hàng thông báo.
- Bước 8: Đến bước này thì bộ chứng từ sẽ nằm trong tay ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo sẽ có trách nhiệm yêu cầu sửa chữa nếu có bất kỳ sai sót nào. Còn nếu hợp lệ thì ngân hàng thông báo sẽ báo lại cho người thụ hưởng và tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng đó.
- Bước 9: Ngân hàng phát hành tiến thành thông báo thanh toán đến người nhập khẩu.
- Bước 10: Người nhập khẩu sẽ thanh toán và chuyển tiền cho ngân hàng phát hành LC.
Nội dung chính của LC là gì
Đa số các loại thư tín dụng sẽ có những thông tin cụ thể như sau:
- Địa điểm, ngày mở, số hiệu của LC.
- Loại LC
- Địa chỉ và tên gọi của các bên liên quan
- Số tiền và loại tiền
- Thời hạn hiệu lực, trả tiền và giao hàng
- Điều khoản giao hàng
- Thông tin chi tiết của hàng hóa trong xuất nhập khẩu
- Những chứng từ cần xuất trình của người thụ hưởng
- Cam kết của ngân hàng phát hành
- Các nội dung khác liên quan
Các loại LC trong thanh toán quốc tế
Để phù hợp với mọi trường hợp thanh toán khi xuất nhập khẩu hàng hóa, thư tín dụng được chia thành nhiều loại khác nhau. Đó là:
- Revocable LC: là loại thư tín dụng sau khi được mở có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào.
- Irrevocable LC: Là thư tín dụng sau khi mở không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của nó.
- Confirmed LC: là thư tín dụng giao dịch quốc tế được sự bảo đảm của một ngân hàng thứ hai, ngoài ngân hàng phát hành LC.
- Transferable LC: loại thư tín dụng mà người thụ hưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của thư tín dụng gốc cho người thụ hưởng thứ hai.
- Back to Back LC: là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có cho một người thụ hưởng khác.
- Revolving Letter of Credit: là thư tín dụng mà giá trị của nó được tái tạo nhiều lần ngay khi nghĩa vụ thanh toán của lần trước được thực hiện xong.
- Standby Letter of Credit: là một loại thư tín dụng được thực hiện bởi một ngân hàng thay mặt cho khách hàng, đảm bảo sẽ thanh toán ngay cả khi khách hàng của họ không thể thực hiện thanh toán.
- Reciprocal LC: là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi có một thư tín dụng khác đối ứng với nó được mở ra.
- Red Clause LC: là tín dụng thư cho phép người thụ hưởng nhận tiền để mua hàng được mô tả trong khoản tín dụng.
Lợi ích mà LC đem lại cho xuất nhập khẩu là gì?
Thư tín dụng LC là phương thức thanh toán mang lại rất nhiều lợi ích trong việc thanh toán giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể:
Đối với bên xuất khẩu
- Theo quy định của LC, ngân hàng sẽ thực hiện việc thanh toán cho bên xuất khẩu đúng theo những gì ghi trong thư tín dụng ngay cả khi bên nhập khẩu không thanh toán.
- Hạn chế tối đa sự chậm trễ trong việc chuyển chứng từ.
- Việc thanh toán cũng được thực hiện ngay hoặc vào một ngày xác định cụ thể sau khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành LC.
- Khách hàng có thể yêu cầu ứng trước tiền LC để chuẩn bị những thủ tục cần thiết khác.
Đối với bên nhập khẩu
Chỉ khi hàng hóa được chuyển đi thì bên nhập khẩu mới phải thực hiện thanh toán, tránh được những rủi ro về việc vận chuyển hàng hóa.
Bên xuất khẩu sẽ phải làm theo tất cả các quy định được ghi trong LC để nhận được tiền thanh toán hàng hóa. Nếu không thực hiện đúng họ sẽ phải mất tiền.
Nhược điểm của LC là gì?
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng cũng có nhược điểm nhất định. Đó là quy trình kiểm tra, xác nhận rất chi tiết và tỷ mỷ. Cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu đều phải cẩn thận trong việc chuẩn bị các chứng từ.
Vì nếu có sai sót sẽ bị từ chối thanh toán. Và nếu xuất hiện sai sót trong chứng từ nhưng ngân hàng lại không kiểm tra ra thì ngân hàng phát hành sẽ chịu thiệt hại rất lớn.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về LC là gì? Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng trong xuất nhập hàng Trung Quốc nói riêng và hàng hóa nước ngoài nói chung để không phạm phải những sai sót, gây thiệt hại đến lợi ích của mình.
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
19 Tháng mười một, 2024
26 Tháng chín, 2024
05 Tháng bảy, 2024
17 Tháng sáu, 2024