Thẻ & chuyên mục
Việt Nam vốn là quốc gia phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản. Do đó, kinh doanh các loại thức ăn thủy hải sản nhập khẩu luôn là lĩnh vực phát triển và được nhiều doanh nghiệp muốn tham gia. Việc nhập khẩu thức ăn thủy sản có thực sự là rào cản? Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy hải sản sẽ được Đại Dương tổng kết dưới đây.
Contents
1./ Căn cứ pháp lý
- Luật Chăn nuôi 2018
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Điều 20, Nghị định 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Như vậy, Thức ăn thủy sản nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
2./ Mã HS và thuế nhập khẩu về Việt Nam
Thức ăn thủy sản được quy định thuộc Chương 23, Phần IV của Biểu thuế XNK 2021.
Chương 23: Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến
- 2309 – Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật.
- 230990 – Loại khác.
Biểu thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản được xác định theo mã Hs thuộc chương 2309 như sau:
Mã Hs | Mô tả hàng hóa | Thuế NK thông thường | Thuế NK ưu đãi | VAT | ACFTA |
23099013 | — Loại dùng cho tôm | 5 | 0 | 5 | 0 |
23099019 | — Loại khác | 4,5 | 3 | 5 | 0 |
LƯU Ý: Trong trường hợp nào, thức ăn thủy sản được miễn thuế VAT khi nhập khẩu ???
Thức ăn thủy sản thuộc đối tượng miễn thuế VAT hàng nhập khẩu, theo công văn số: 1165/TCT-CS, Ngày 05/04/2018.
Về chính sách thuế đối với mặt hàng bã (như bã đậu nành, bã hèm bia, bã sắn) làm thức ăn chăn nuôi, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ đã quy định: “thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang).” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3./ Thủ tục công bố thông tin thức ăn thủy hải sản
Theo quy định của Luật Chăn nuôi, các loại thức ăn chăn nuôi – thức ăn thủy hải sản trước khi tiến hành lưu thông ra thị trường sẽ phải thực hiện thủ tục công bố thông tin thức ăn chăn nuôi.
Trình tự thủ tục công bố thông tin cho thức ăn chăn nuôi – thức ăn thủy hải sản sẽ được tiến hành như sau:
Bước 1: Khách hàng gửi tài liệu, Đại Dương tiến hành kiểm tra tài liệu và phản hồi về tính pháp lý của tài liệu.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ để tiến hành nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
– Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
– Nhãn phụ sản phẩm;
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc Giấy phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP);
– Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;
– Tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức cá nhân đăng ký;
– Phiếu kết quả thử nghiệm;
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS;
– Mẫu nhãn sản phẩm.
Bước 3: Nộp hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đóng phí tại Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép, nhận giấy chứng nhận và hồ sơ được xác nhận.
Sau khi mọi quy trình hoàn tất, Đại Dương sẽ cung cấp đầy đủ chứng từ cho khách hàng.
4./ Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng chất lượng thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng.
– Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Hồ sơ:
+ Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu;
+ Hợp đồng mua bán; Phiếu đóng gói (Packing list); Hóa đơn mua bán (Invoice); Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); Nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống);
+ ISO, GMP hoặc HACCP của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
5./ Thủ tục thông quan hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan. Đơn vị nhập khẩu cần chuẩn bị những chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
d) Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
f) Giấy chứng nhận thành phần (COA): 01 bản sao
g) Tiêu chuẩn cơ sở nhà nhập khẩu: 01 bản sao
h) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 01 bản sao
i) Công văn mang hàng về kho bảo quản: 01 bản chính (dùng cho doanh nghiệp có mong muốn mang hàng về kho bảo quan trong thời gian chờ kết quả kiểm tra nhà nước, nhằm hạn chế chi phí lưu cont, lưu bãi, lưu kho).
k) Một giấy tờ vô cùng quan trọng đó chính là Giấy xác nhận lưu hành của thức ăn chăn thủy sản tại Việt Nam: 01 bản sao
Kết luận
Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy hải sản không phải là dễ dàng nếu như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quý khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đỷ thủ tục nhập khẩu để tránh xảy ra sự việc không mong muốn. Nếu như có bất kỳ vướng mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại Dương qua Hotline: 0877.883.388.
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
31 Tháng Tám, 2024
05 Tháng Bảy, 2024
17 Tháng Sáu, 2024
22 Tháng Năm, 2024