Thẻ & chuyên mục
Ngành vận chuyển Trung Việt tại là một “mỏ vàng” của các doanh nghiệp logistics. Tại Việt Nam, đây là một lĩnh vực được đánh giá là rất tiềm năng với nhiều chính sách, định hướng cụ thể được Nhà Nước ban hành cụ thể trong từng giai đoạn. Vận chuyển Trung – Việt càng hấp dẫn hơn trong bối cảnh gia tăng nhu cầu mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia. “Béo bở” mà cũng “lắt léo” là hai từ để miêu tả ngành công nghiệp này. Muốn vận dụng tối đa lợi thế của vận chuyển Trung – Việt, các cá nhân và doanh nghiệp cần nắm vững các tiêu chuẩn an toàn trong vận tải đường bộ.
Vậy cụ thể các tiêu chuẩn an toàn trong vận chuyển Trung – Việt đường bộ bao gồm những gì? Cùng XNK Đại Dương đào sâu tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay!
Contents
Những giấy tờ cần thiết khi vận chuyển Trung – Việt đường bộ
Là một trong những phương thức vận tải tối ưu được nhà nước đặc biệt quan tâm. Khi tham gia vào hoạt động vận chuyển Trung – Việt, “bác tài” cần lưu ý phải trang bị đầy đủ các giấy tờ sau theo khoản 9 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
- Giấy đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)
- Giấy khám sức khỏe đạt yêu cầu
- Chứng minh thư, thẻ căn cước của người gửi hàng
Các giấy tờ này đều phải còn hiệu lực trong quá trình diễn ra hoạt hoạt động. Trong trường hợp đã hết thời hạn sử dụng, người lái xe và cả chủ doanh nghiệp cần gấp rút đi làm lại giấy tờ. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, khi muốn kinh doanh dịch vụ vận chuyển Trung-Việt đường bộ doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Các phương tiện ô tô dùng cho việc kinh doanh vận tải hàng hóa cần phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng được chứng minh theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản.
- Các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ và xe đầu kéo phải được trang bị camera để ghi lại và lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông:
- Ít nhất 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét.
- Ít nhất 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Người điều khiển phương tiện vận chuyển Trung – Việt cũng cần trang bị đầy đủ thiết bị để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt đối với các loại xe container có tải trọng lớn. Tuân thủ những quy định trên không chỉ giúp các bác tài tránh bị phạt. Mà còn làm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh chóng nhất.
Tiêu chuẩn an toàn về phương tiện vận chuyển đường bộ
Xe tải, xe container là các phương tiện chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình vận chuyển Trung – Việt đường bộ. Với những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, thường sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn kích cỡ xe và loại hàng hóa vận chuyển.
Tiêu chuẩn vận chuyển bằng xe tải
Đây là phương tiện quen thuộc trong quá trình vận chuyển Trung – Việt. Thường được chia làm hai loại: loại thường và loại chuyên dụng. Đối với phương tiện vận tải đường bộ này, bạn cần lưu ý tuân thủ những quy định sau đây:
-
- Vị trí niêm yết thông tin: Niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải cung cấp đúng kích thước thùng xe
- Trang bị bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm trên xe
- Thực hiện đúng quy định Điều 4 và Điều 6 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT
- Quy định chiều cao xếp hàng hóa:
Loại xe | Chiều cao xếp hàng | |
Xe tải thùng thùng hở có mui | Chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất | |
Xe tải thùng hở không mui | Khối lượng hàng chuyên chở >= 5 tấn | Không quá 4,2 mét |
Khối lượng hàng chuyên chở >2,5 tấn, <5 tấn | Không quá 3,5 mét | |
Khối lượng hàng chuyên chở < 2,5 tấn | Không quá 2,8 mét | |
Xe chuyên dùng | Không quá 4,35 mét | |
Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng | Chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe |
Tiêu chuẩn vận chuyển bằng xe container
- Cách tính thể tích đóng hàng vào container theo tiêu chuẩn
-
- Số lượng (cont 20’)= 28/thể tích kiện (m3)
- Số lượng (cont 40’)= 60/thể tích (m3)
- Số lượng (cont 40 cao)= 68/thể tích kiện (m3)
Thể tích kiện (m) = Dài x Rộng x Cao
Tuy nhiên việc tính hàng đóng vào container còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hàng, phương pháp đóng hàng bằng pallet, đóng xếp chồng hàng, có chèn lót hay không,….
- Ký hiệu mô tả trên vỏ container
Ký hiệu | Chú giải |
Max.Gross:30.480kgs | Tải trọng tối đa của container có chưa hàng hóa tối đa là 30,4 tấn |
Tare: 2.185 Kgs | Tải trọng vỏ container không chứa hàng hóa là 2,185 tấn |
Max.cargo: 28.295 Kgs | Tải trọng hàng được đóng tối đa vào container |
Cu.Cap: 33.2 Cu.m | Thể tích chứa hàng tối đa 33.2 khối |
- Phân loại container
Phân loại | Mô tả |
Standard Dry Container | Đây là loại container thông dụng nhất, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa không yêu cầu điều kiện đặc biệt về nhiệt độ hoặc độ ẩm. |
Reefer | Loại container này được thiết kế để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định bên trong, thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa đông lạnh hoặc hàng tươi sống như thực phẩm, hoa tươi, dược phẩm, vv. |
Open Top Container | Container này có một nắp trên mở, cho phép vận chuyển hàng hóa có chiều cao vượt quá chiều cao của container thông thường, như các thành phần xây dựng, máy móc lớn, vv. |
Flat Back Container | Container này có các bức tường bên bị gỡ bỏ, tạo ra một nền container phẳng, thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa có kích thước lớn hoặc không gian hình dạng đặc biệt. |
Tank Container | Đây là loại container chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa lỏng, như hóa chất và chất lỏng khác. Container này được thiết kế với bồn chứa bên trong và hệ thống van và ống để quản lý nhiệt độ và áp suất. |
10 tiêu chuẩn an toàn về xếp hàng hóa trong vận chuyển đường bộ bạn cần biết
Vận chuyển hàng hóa đường bộ từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng phổ biến do sự thuận tiện, linh hoạt và chi phí hợp lý. Tuy nhiên, việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa trong quá trình vận chuyển là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Một trong những yếu tố then chốt để đạt được điều này là tuân thủ các tiêu chuẩn chung về xếp hàng hóa.
Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi vận chuyển hàng Trung – Việt, bạn sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc chung về việc xếp hàng hóa bao gồm:
- Xếp đặt hàng hóa không gây mất cân bằng cho xe, hạn chế nguy cơ lật xe.
- Tránh che khuất tầm nhìn của lái xe, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Không ảnh hưởng đến hệ thống phanh, đèn, còi,… của phương tiện.
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ hàng hóa khỏi va đập, xê dịch và hư hỏng.
- Phân loại hàng hóa theo: kích thước, tính chất, dễ vỡ
- Cố định hàng hóa bằng dây buộc, thanh giằng, khung đỡ
- Đối với những hàng hóa dễ bị ẩm mốc, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm thì cần tránh xếp hàng hóa quá chặt. Gây cản trở lưu thông khí
- Xác định trọng tải cho phép của phương tiện để không xếp quá tải trọng lượng hàng hóa
- Hàng hóa nhẹ nên xếp ở bên trên cùng, tránh bị hàng nặng hơn đè lên gây hư hỏng.
- Phương tiện vận chuyển cần được trang bị biện pháp phòng chống cháy nổ
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm qua Thông tư 41/2023/TT-BGTVT để biết chi tiết về các quy định trong xếp hàng hóa khi vận chuyển Trung – Việt. Hoặc liên vệ với XNK Đại Dương để được tư vấn trực tiếp.
Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
Vận chuyển Trung – Việt đường bộ là hình thức vận chuyển tiện lợi, hữu dụng. Nhưng không phải loại hàng hóa nào cũng nên và đáp ứng đủ tiêu chuẩn để vận chuyển đường bộ. Đa phần, vận tải đường bộ sẽ được ứng dụng nhiều trong việc vận chuyển các mặt hàng tiêu dùng, không dễ vỡ,…Mặt khác, các loại hàng hóa được phân nhóm nguy hiểm sau đây sẽ không được phép vận chuyển Trung – Việt đường bộ:
- Chất nổ
- Các chất khí
- Chất lỏng dễ cháy
- Chất rắn nguy hiểm
- Các chất oxit và peroxit hữu cơ
- Các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh
- Các chất phóng xạ
- Các chất ăn mòn
- Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác
Những mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm đều bị cấm vận chuyển Trung – Việt vào Việt Nam nếu không có sự giám sát và chuẩn bị kỹ lưỡng. Bởi chúng rất dễ xảy ra cháy, nổ trong quá trình vận chuyển. Không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng con người mà còn khiến doanh nghiệp thiệt hại nặng nề về tài sản. Vậy nên, nếu bạn vẫn có nhu cầu muốn nhập khẩu các loại hàng hóa nguy hiểm kể trên. Hãy đảm bảo tuân thủ các điều kiện về tiêu chuẩn an toàn trong quá trình vận chuyển.
Theo điều 13, Nghị định số 104/2009/NĐ-CP. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm thì cần phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
- Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định.
- Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.
- Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm.
- Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.
Tổng kết
Qua bài viết trên, XNK Đại Dương đã cung cấp tới bạn “tất tần tật” các thông tin cần thiết về tiêu chuẩn an toàn trong vận chuyển hàng hóa Trung – Việt. Tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn trong vận chuyển hàng hóa đường bộ chính là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn về vận chuyển Trung – Việt an toàn, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, chu đáo nhất của XNK Đại Dương hoặc tham khảo thêm Bảng giá vận chuyển đường bộ để biết thêm về cước vận chuyển đường bộ nhé!
Bài đọc tham khảo:
Dịch vụ nhập hàng
Bài viết nổi bật
26 Tháng chín, 2024
31 Tháng tám, 2024
05 Tháng bảy, 2024
17 Tháng sáu, 2024