Thẻ & chuyên mục

Hiện nay có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc đang hoạt động? Chúng ở các tỉnh thành nào tại Việt Nam và Trung Quốc? Hãy cùng Đại Dương tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

 

Cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc có vai trò gì?

Các cửa khẩu quốc tế giáp Việt Nam và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế, giao lưu văn hoá, phát triển và củng cố quan hệ giữa hai nước láng giềng.

Vai trò của cửa khẩu đối với Việt Nam và Trung Quốc

Nhờ vào sự liên kết thông qua các cửa khẩu, việc hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng thuận lợi hơn, hàng hoá có thể dễ dàng di chuyển qua lại, tạo điều kiện cho người dân và cả doanh nghiệp của 2 nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, gia tăng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường lợi ích cho cả 2 bên. 

Việc dễ dàng di chuyển qua cửa khẩu cũng góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa Trung – Việt. Người dân hai nước có cơ hội tiếp xúc với nhau để hiểu hơn về văn hoá, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán của nước láng giềng. Điều này hỗ trợ việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, du lịch, nghệ thuật, khoa học công nghệ đồng thời làm tăng tình hữu nghị giữa 2 quốc gia.

 

Các loại cửa khẩu được phân biệt thế nào?

Mỗi loại cửa khẩu sẽ có một đặc thù, quy định khác nhau. Người, phương tiện, hàng hoá muốn đi qua cửa khẩu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan như biên phòng, hải quan… Căn cứ vào đối tượng xuất nhập khẩu, các cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc sẽ được phân biệt như sau:

  • Cửa khẩu quốc tế:

Cửa khẩu quốc tế (International Border Checkpoint) được sử dụng để kiểm soát và quản lý các hoạt động xuất nhập cảnh của người, hàng hóa và phương tiện di chuyển giữa các quốc gia. Các cửa khẩu quốc tế thường được thiết lập trên các tuyến đường chính hoặc khu vực có lưu lượng người và hàng hóa lớn đi qua.

Cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc

Cửa khẩu quốc tế Việt Nam có nhiều hình thức, từ đường bộ, hàng không, đường sắt cho đến cửa khẩu cảng biển, phụ thuộc vào địa hình và vị trí địa lý của khu vực biên giới giữa các quốc gia.

  • Cửa khẩu chính (Cửa khẩu song phương):

Cửa khẩu chính Việt Nam Trung Quốc

Là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện, hàng hóa của Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất nhập cảnh giữa 2 quốc gia.

  • Cửa khẩu phụ:

Cửa khẩu phụ Việt Nam

Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Lối mở biên giới:

Được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp khác, nhằm thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Pháp luật.

 

Các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam – Trung Quốc

Vậy bạn có tò mò hiện nay có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đang hoạt động không? Hãy để Đại Dương bật mí cho bạn nhé!

Các cửa khẩu quốc tế đường bộ Việt Nam Trung Quốc

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị nằm ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nó nằm cách thành phố Lạng Sơn 17km về phía Bắc, cách Hà Nội 171 km về phía Đông Bắc.

Cửa khẩu quốc tế hữu nghị Lạng Sơn

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị còn được gọi với cái tên cửa khẩu Bằng Tường hay Hữu Nghị Quan, nối liền tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội. Cửa khẩu này đã giúp cho việc vận chuyển Bằng Tường Hà Nội chính ngạch có nhiều thuận lợi.

Cửa khẩu quốc tế này giữ một vai trò rất quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Mỗi năm có tới hơn 30.000 lượt phương tiện thực hiện các hoạt động giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu và hơn 50.000 phương tiện chở hành khách tại cửa khẩu. Hải quan cửa khẩu Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.

 

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là một trong những cửa khẩu nổi tiếng nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc với khối lượng hàng hóa giao dịch cực lớn.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái Quảng Ninh

Nằm trên địa bàn phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và nối với cửa khẩu Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cửa khẩu Móng Cái được chính phủ 2 nước lựa chọn để đặt cột mốc đầu tiên phân định ranh giới quốc gia.

Các mặt hàng thường xuyên được xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái bao gồm nông sản, thuỷ hải sản tươi và đồ đông lạnh.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm tại thành phố Lào Cai, nối liền với cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc. Đây cũng là một trong 3 cửa khẩu biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc quan trọng nhất trong các hoạt động kinh tế, thương mại giữa 2 nước.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai Việt Nam

Các mặt hàng xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai chủ yếu là máy móc thiết bị, hóa chất, phân bón, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các loại nông sản. 

Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng)

Nằm tại thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, cửa khẩu quốc tế Tà Lùng mở cửa cho phép giao thương với cửa khẩu Thuỷ Khẩu thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng Cao Bằng Việt Nam

Các mặt hàng được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tà Lùng sẽ chủ yếu là thực phẩm, nông sản, hàng tiêu dùng, đồ điện tử, máy móc và các sản phẩm công nghiệp khác.

Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang)

Từ năm 2014, cửa khẩu Thanh Thuỷ – Thiên Bảo được nâng cấp lên thành cửa khẩu Quốc tế. Trước đó cửa khẩu này đã là cửa khẩu quốc gia. Cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ có vị trí tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và thông thương qua cửa khẩu Thiên Bảo, Trung Quốc. 

Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy Hà Giang Việt Nam

Các mặt hàng thường xuyên được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy chủ yếu là nông sản, hoa quả tươi.

 

Các cửa khẩu đường bộ biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Ngoài các cửa khẩu quốc tế, tại các tỉnh giáp ranh Trung Quốc của Việt Nam vẫn còn một số cửa khẩu biên giới đường bộ lớn như là:

Tỉnh Lạng Sơn

Cửa khẩu quốc gia Chi Ma, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn thông thương với cửa khẩu Ái Điểm, Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu phụ Tân Thanh nằm tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 

Cửa khẩu phụ Cốc Nam nằm tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn và được thông thương sang cửa khẩu Lũng Vài thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. 

Tỉnh Quảng Ninh 

Cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh nằm ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh và thông thương với cửa khẩu Lý Hỏa thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô: Thuộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu này thông thương qua cửa khẩu Động Trung, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. 

Tỉnh Cao Bằng

Cửa khẩu quốc gia Trà Lĩnh nằm tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, thông thương với cửa khẩu Long Bang thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu quốc gia Sóc Giang nằm tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng thông thương với cửa khẩu Bình Mãng tại thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Tỉnh Lào Cai

Cửa khẩu Mường Khương được kết nối với cửa khẩu Kiều Đầu của Trung Quốc và nằm trong khu kinh tế của cửa khẩu Lào Cai.

Tỉnh Hà Giang

Cửa khẩu quốc gia Săm Pun nằm tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thông thương với cửa khẩu Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

Cửa khẩu quốc gia Phó Bảng nằm cách trung tâm thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 5 km đường bộ. Cửa khẩu Phó Bảng thông thương với cửa khẩu Đổng Cán, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Cửa khẩu quốc gia Xín Mần nằm tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang và thông thương với cửa khẩu Đô Long thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Tỉnh Lai Châu

Cửa khẩu Ma Lù Thàng Lai Châu Việt Nam

Cửa khẩu Ma Lù Thàng nằm tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, thông thương với cửa khẩu Kim Thủy Hà thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Tỉnh Điện Biên

Cửa khẩu A Pa Chải nằm tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Nó là một cửa khẩu phụ, phục vụ các hoạt động giao thương cho người dân biên giới. Cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu Long Phú thuộc huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hoá. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị vận chuyển chính ngạch Trung Quốc về Việt Nam thì hãy liên hệ ngay Đại Dương để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

 

Bài viết liên quan

>>> Bảng giá vận chuyển hàng Trung Quốc theo đường bộ

>>> Bảng giá vận chuyển đường biển

>>> Vận chuyển hàng Thâm Quyến về Việt Nam mất bao lâu?

>>> Tra cứu thông tin tờ khai hải quan

Đăng ký ngay để nhận thông báo
chương trình ưu đãi sớm nhất

Đăng ký ngay
Days
:
Hours

Yêu cầu báo giá

    Giờ làm việc

    8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

    error: Content is protected !!