Thẻ & chuyên mục

Hàng LCL hay LCL là gì ? Đây chắc chắn là những thắc mắc của hầu hết những người ngoài ngành giao nhận vận tải khi lần đầu tiếp cận với việc vận chuyển hàng container. Để làm rõ thuật ngữ hàng LCL hãy cùng xem ngay bài viết sau đây nhé !

LCL là gì

Thuật ngữ LCL là gì?

LCL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Less than Container Load – Có nghĩa là hàng xếp không đủ một container (Hay hàng lẻ). Đây là những lô hàng có số lượng nhỏ lẻ, không xếp nguyên được cả một container. Tại đây thì những công ty vận chuyển sẽ đi gom những lô hàng lẻ lại để có thể xếp vừa một container. Từ đó, hàng mới có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ.
Ngược lại với LCL chính là FCL – Full Container Load (Hàng xếp nguyên container). Đây là những lô hàng lớn, xếp vừa đủ một container để chuyển tới cảng đích.

Đánh giá nghiệp vụ làm hàng LCL.

Với những chia sẻ bên trên chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được hàng LCL là gì rồi đúng không? Bây giờ hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết nghiệp vụ làm hàng LCL của từng vai trò.

 

Trách nhiệm của người gửi hàng LCL

Người gửi hàng lẻ LCL cần thực hiện đầy đủ những công việc sau:

  •         Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station – Điểm tập kết hàng hóa) của người gom hàng;
  •         Thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng để thông quan;
  •         Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới lô hàng và chi tiết bill để người tập kết để làm mã vận đơn;
  •         Xác nhận draft bill và nhận vận đơn;

Trách nhiệm của người gom hàng LCL

  •         Nhận hàng từ người gửi hàng;
  •         Tiến hành sắp xếp, phân loại và bốc hàng vào container;
  •         Thu xếp vận chuyển container tới cảng đích;

Trách nhiệm của người chuyển hàng LCL là gì?

Vai trò của người chuyển hàng LCL được thể hiện như sau:

  •         Phát hành mã vận đơn cũng như khai manifest (bản kê khai hải quan) cho người gửi hàng. Gửi bản draft bill cho người gửi hàng kiểm tra chính xác thông tin trước khi xuất hóa đơn;
  •         Xếp container lên tàu một cách an toàn trước khi tàu rời cảng;
  •         Khi tài cập bến thực hiện dỡ container khỏi tàu để lên cảng đích;
  •         Làm lệnh D/O (lệnh giao hàng) và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ khi hàng tới bãi container.
LCL LÀ GÌ

Trách nhiệm của người nhận hàng LCL

Người nhận hàng LCL cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Sắp xếp chứng từ để mang tới đại lý của người gom hàng đổi lệnh sau khi nhận thông báo hàng tới kho của người gom. Và đồng thời làm thủ tục thông quan lô hàng;
  • Thực hiện rút hàng tại cảng nếu làm lệnh rút ruột. Hoặc chuyển container về kho và dỡ hàng khỏi container, sau đó trả container về đúng nơi quy định;
  • Thực hiện trả các loại phí được quy định. Bao gồm: phí cược container; phí local charges; D/O;
QUY TRÌNH LCL

Các bước trong quy trình giao nhận hàng theo cách gửi LCL

Nếu bạn đang thắc mắc cách thức giao nhận hàng khi gửi hàng LCL là gì? Và được thực hiện như thế nào thì hãy xem như quy trình sau:

1. Ký kết hợp đồng

Người bán và đơn vị nhập khẩu ký hợp đồng ngoại thương sau khi nhận thông tin hàng hóa và thỏa thuận xong về giá cả.

2. Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)

Đơn vị nhập khẩu tiến hành xin giấy phép nhập khẩu trong trường hợp đối với những loại hàng bắt buộc. Còn nếu không có thể bỏ qua bước này.

3. Thanh toán tiền hàng

Đơn vị nhập khẩu tiến hành đặt cọc tiền (theo thỏa thuận với người bán trước đó) sau khi ký hợp đồng và xin đầy đủ giấy phép.

4. Xác nhận đơn hàng và kiểm tra chứng từ người bán

Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ giữ liên lạc để khi nào sẵn hàng có thể sắp xếp shipping schedule (lịch gửi hàng). Tùy theo từng điều kiện giao hàng mà bên nhập khẩu sẽ phải thực hiện những công việc phù hợp. Cụ thể:

? Nhập khẩu theo điều kiện ExWork

Nhà nhập khẩu sắp xếp nhận hàng tại kho của người bán. Tiếp theo sẽ thực hiện các thủ tục để chuyển hàng về cảng xuất, thông quan và chuyển hàng lên máy bay. Cuối cùng sẽ làm chứng từ để nhập hàng về.

Nhập khẩu theo điều kiện FOB

Ở đây, bên bán hàng sẽ giao hàng và hoàn tất thủ tục tại cảng xuất hàng cho nhà nhập khẩu. Còn nhà nhập khẩu thực hiện mua cước biển từ cảng xuất về cảng nhập.
Và khi hàng đã lên tàu thì nhà xuất khẩu cần hoàn thành bộ chứng từ hàng nhập. Bao gồm: Invoice (hóa đơn), packing list, bill of lading và các chứng từ cần thiết khác.

? Nhập khẩu hàng LCL theo điều kiện CNF là gì

Nếu nhập khẩu theo điều kiện CNF thì sau khi nhà xuất khẩu giao hàng và thực hiện các chứng, nhà nhập khẩu thực hiện kiểm tra, xác nhận chứng từ và đồng thời phải lấy hàng từ cảng nhập về kho.

5. Làm thủ tục hải quan hàng nhập (LCL)

Sau khi hàng về cảng, nhà nhập khẩu mang toàn bộ giấy tờ, chứng từ để làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng LCL.

6. Chuyển hàng về kho

Sau khi nhận được tờ khai được đóng dấu thông quan và ký giám sát thì nhà nhập khẩu tiến hành mang phiếu xuất kèm mã vạch để nhận hàng tại kho CFS. Cuối cùng, khi nhận hàng đầy đủ và vận chuyển về kho là hoàn tất quy trình nhận hàng tại kho cảng;
Trên đây là sơ lược về toàn bộ quy trình giao nhận hàng lẻ LCL cũng như giải thích về thuật ngữ LCL là gì? Nếu bạn đang cần một đối tác gom hàng lẻ uy tín, hãy tìm hiểu thật kỹ toàn bộ quy trình trên để chuẩn bị tốt nhất cho việc giao/nhận hàng lẻ LCL nhé!

Tổng Kết

Bài viết trên đây là tổng hợp kinh nghiệm và kiến thức của tôi về vấn đề hàng LCL. Như thường lệ Đại Dương rất mong được ý kiến đóng góp từ các bạn để bài viết được cải thiện hơn. Ngoài ra bạn hãy chia sẻ với tôi những ấn tượng của bạn khi đọc những bài viết dưới đây.

Xem thêm:

CIF Là Gì? Tầm Quan Trọng Của CIF Trong Ngoại Thương.

Đăng ký ngay để nhận thông báo
chương trình ưu đãi sớm nhất

Đăng ký ngay
Days
:
Hours

Yêu cầu báo giá

    Giờ làm việc

    8:00-11:30 & 13:30-17:00 Thứ 2 - Thứ 7

    error: Content is protected !!